NGUỒN
ISSN 2157 - 6440
SỐ 65 NĂM
THỨ 15 THÁNG 8/ 2018
TẠP CHÍ
SÁNG TÁC NHẬN ĐỊNH PHÊ BÌNH
DIỄN ĐÀN
VHNT CỦA CSTV CỘI NGUỒN
Tạp Chí
Tiêu Chuẩn Quốc Tế số Lưu Ký Tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ:
ISSN 2157 - 6440
Chủ Đề:
CẢI CÁCH
RUỘNG ĐẤT 1950 - 1956
Publisher/
Chủ Nhiệm ªLÊ VĂN HẢI
Editor-inChief / Chủ Bút ªSONG NHỊ
Subeditor/
Thư ký Tòa soạn: ª HÙNG VĨNH PHƯỚC
Editors/
Columnists/ Biên tập/ Chuyên mục: DIÊN NGHỊ ªCUNG DIỄM
CỘNG TÁC:
HÀ BẮC ª ẤU
TÍM ª TUỆ NGA ª HÀN THIÊN LƯƠNG ª PHAN THỊ NGÔN NGỮ ª PHAN THÁI YÊN ª ĐẶNG LỆ
KHÁNH ª HƯƠNG GIANG ª HUỆ THU ª HỒ LINH ª LÊ ĐÌNH CAI ª THANH THƯƠNG HOÀNG ª
TRẦN KIÊM ĐOÀN ª ĐOÀN THANH LIÊM ª TRIỀU NGHI ª ĐỖ BÌNH ª DU SƠN ª CAO THẾ DUNG ª BÁT TÚ TRẦN HỮU TỪ ª BIỆN THỊ THANH LIÊM ª
NAM GIAO ª THỦY LÂM SYNH ª CAO NGUYÊN ª NGỌC BÍCH ª TRỊNH TOÀN ª NGUYỄN VY
KHANH ª TRÀM CÀ MAU ª NGUYỄN LIỆU ª THƯ SINH ª VI KHUÊ ª TIỂU MUỘI ª PHƯƠNG
VINH ª XUÂN ĐỨC ª TÚ LẮC ª VŨ THỊ THIÊN THƯ ª VÕ Ý ª LÊ DIỄM ª TIÊU DUY ANH ª LT ĐÔNG PHƯƠNG ª
HẠ HUYỀN ª HÀ VIẾT TỊNH ª VƯƠNG NHÂN ª
2. BBT
NGUỒN ………………………………………………..…. Cảm Tạ
3. THƯ TÒA
SOẠN ……………..…. 65 năm Cải cách Ruộng đất
5. TIN VĂN
……………………..………….…..…. 23 năm VH Cội Nguồn
7. ĐỖ BÌNH
................................ VN Cuộc
vùng day toàn quốc
13.
JONATHAN LONDON
.............................. Triển lãm
CCRĐ
14 LÊ KHẢ
SĨ ..................................................... Tiển lãm CCRĐ
16.
WIKIPEDIA/ SONG NHỊ ………………….... CCRĐ ở Việt Nam
19. CHU LYNH ………………………………………………………..Phỏng Vấn
22.HÀ VIỆT
TĨNH ………………… Hồi Ức của một Nhân chứng
24. NGUYỄN
VĂN THẠNH ...................... Suy ngẫm về CCRĐ
26. LÊ
QUANG VINH .................. Cuộc hành hình cụ Nghè Cơ
31. NGUYỄN
CAO CAN ….……………………….….… Từ CCRĐ
…………………….. thử nhìn về cái chết của dân tộc Việt
34. TỔNG
HỢP CUỘC CCRĐ ….…………………….….… Nguồn
58. BÙI TÍN
............ Nhìn lại cuộc CCRĐ – Những bài học
67. NGUYỄN
ĐIỀN ……………………….......... Nhìn lại cuộc CCRĐ
81. TRẦN
GIA PHỤNG ……........... CCRĐ – Tội ác diệt chủng
85. BBC
………………............... Nhìn lại cuộc CCRĐ Ở Việt Nam
92. LÊ ĐÌNH
CAI ………………..…… Vài nhận định về tác phẩm
95. ĐÔNG A
PHÚC NHẠC…………..…... Từ truy tô đến CCRĐ
99. NGUYỄN
QUANG DUY ….……………….. Bà Cát Hanh Long
114. TRẦN
KIÊM ĐOÀN ..…………………...….… Du lịch Tàu
119. TRẦN
BÁ XÁ ………………………….……... Truyện – Anh cò Lẫm
124. HỒ
LINH ……………….…….. Câu chuyện khởi đầu tại làng tôi
131. HÀ BẮC
….……………………….…. Mộng Cầm Ca - Truyện
135. NGUYỄN
LIỆU ……………….…….... truyện – Thôi anh về
144. NAM GIAO
................. Truyện - Người điên ở ấp Phú
148. TÔN NỮ
ÁO TÍM …………..Truyện - Nắng Hoàng hôn
Thơ
CUNG DIỄM
103 ª ĐẶNG LỆ KHÁNH 113 ª ĐỖ THỊ MINH GIANG 80 ª DU SƠN 118 ª HÀN
THIÊN LƯƠNG 61 ª HỒ LINH 91 ª HOA VĂN
113 ª HÙNG VĨNH PHƯỚC 57 ª MẶC LAN
ĐÌNH 116 ª NAM GIAO 134 ª PHAN THỊ NGÔN
NGỮ 65 ª PHƯƠNG VINH 29 ª NGỌC BÍCH 117
ª SONG NHỊ 15 ª SONG LINH 15 ª TIỂU MUỘI 18 ª TUỆ NGA 87 ª TRƯƠNG XUÂN MẪN 98 ª
TRIÊU NGHI 130 ª VĂN CAO 25 ª
VƯƠNG NHÂN 144 ª
Bìa: Ảnh
nguồn: Nhiếp ảnh gia Liên Xơ Dmitri Baltermants (1912-1990) chụp tại Miền Bắc Viet Nam năm
1955.
CO SO THI
VAN COI NGUON
Developing
Culture and Public Charity of the Vietnamese Community
A
Non-Profit based Organization since 2004
P.O. Box 3648 San Jose,
CA 95156-3648
Email:
coinguonus@gmail.com –
ĐẠI DIỆN TẠP CHÍ NGUỒN:
Paris : Mme.Trần Bạch Sương 115 Avenue
Carnot 78700 Conflans St
Honorine, France E-mail: doc.phan@wanadoo.fr - Tel: 01 39 19
22 64
Washington DC: Xuân Đức 7712
Glenister Dr. Springfield, VA 22152
Tel: (571)
499 8186
Houston, Texas - Trần Hữu Từ: 6603 Pouter Drive, Houston,
Texas 77083.
E-mail:
trantuhoi123@yahoo.com - Tel: 832 230 1467 or (408) 960 3025
Nam California : Võ Ý 10200
Bolsa Ave., Spc 112 Westminster,
CA 92683
E-mail:
tamthe4422@yahoo.com - Tel: (714) 262 6272
Hawaii – Mss. Thúy Hồng: 1943 Kilolani Pl., Honolulu, Hawaii 96819
- Tel:
(808) 398 5179
Cảm Tạ
Ban Điều
Hành CSTV Cội Nguồn xin chân thành cảm tạ:
- Cộng đồng
Việt Nam Bắc California
cùng toàn thể đồng hương hiện diện trong tiệc kỷ niệm 23 Năm VHCN.
- Nghị viên
Nguyễn Tâm thay mặt Thị Trưởng Sam Ricardo tham dự và trao bằng Tuyên dương của
Hội đồng TP San Jose cho CSTV Cội Nguồn.
- Nhà báo
Hoàng Dược Thảo và tuần báo Sài Gòn Weekly
- Quý văn
thi hữu, quý ân nhân, bạn đọc sau đây yểm trợ hiện kim, đặt mua báo, gởi bài
cho Nguồn và tiếp tục ủng hộ ấn phí để Tạp chí được hiện diện trên văn đàn và
trao gởi đến bạn đọc:
Nhà thơ Du
Sơn 200USD, Ông Tony Dinh 500. LS Nguyễn Công 600. Ô. Trần Kim Tâm/Công ty
Double T Electric Inc. 500. BS Nguyễn Kế Khoa 500. TS Hoàng Cơ Định 200. TS
Trần Minh Lợi 100. Cô Kim-Ha H. Ho 200. LS Nguyễn Tâm 100. Ông Đỗ Trọng Linh
100. Nữ nghệ sĩ Mai Hân 100. Nhà thơ Mặc Lan Đình 60.00
Thành Kính Tưởng Niệm
Các Văn
Nghệ sĩ từng cộng tác, gắn bó với Nguồn đã về Cõi Vĩnh Hằng
Nhà Thơ Duy Năng, nhà thơ Hà Ly Mạc,
nhà báo Cao Sơn, nhà báo tự do Phạm Bằng Tường, GS Nguyễn Ngọc Bích, Nhà thơ Hà
thượng Nhân, nhà thơ Phương Vinh, nhà thơ Nguyễn Thuận Đính, nhà thơ Quang
Tuấn, nhà thơ Dị Sỹ/ BS Phạm Nguyên Lương..
Thư Tòa Soạn
Nước đi ra biển lại mưa về Nguồn
Tản Đà
65 NĂM CẢI CÁCH
RUỘNG ĐẤT 1953 - 2018
Ngày 6
tháng 5 - 2018 Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn mở tiệc kỷ niệm 23 năm sinh hoạt Văn Học
Nghệ Thuật tại nhà hàng Phú Lâm, TP San Jose, California. Bữa tiệc thu hút trên 220 quan khách tham dự.
Điều này đã nói lên sự quý mến của đồng hương tỵ nạn CS tại hải ngoại nói
chung, và San Jose, California nói riêng dành cho chúng tôi.
Đồng thời đây cũng là một sự đánh giá những thành tựu đáng khích lệ của Cội
Nguồn trong ý hướng phục vụ Văn Học nước nhà và văn hóa Việt Nam tại hải
ngoại...
Số báo này
- Nguồn 65 là số báo “Nhìn Lại 65 Năm Cuộc Cải Cách Ruộng Đất” (1953-1956),
tính từ ngày 12-4-1953 HCM ban hành sắc
lệnh số 150 SL về Cải Cách Ruộng đất cho đến giai đoạn cuối (1955-1956) là giai
đoạn sôi sục, dã man tàn ác khủng khiếp nhất, phủ trùm lên khắp miền Bắc và các
tỉnh phía Bắc Việt Nam, từ Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa trở ra.
Trong suốt
dọc dài lịch sử VN (ngoại trừ cuộc chiến Bắc Nam (1955-1975) chưa có một biến cố
nào làm tổn hại nhân mạng nhiều nhất, như cuộc CCRĐ (1950-1956). LS Nguyễn Mạnh
Tường, trả lời báo Quê Mẹ khi du lịch sang Pháp sau năm 1975, ông nói: “Lịch sử
Việt Nam từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng, giết dân nào
khủng khiếp tàn bạo như cuộc CCRĐ..”; “Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết
để “tìm ra địa chủ”, “tìm ra phản động”, “tìm ra của chìm”, ép buộc con cái
“đấu tố” cha mẹ, con dâu “đấu tố” bố mẹ chồng, con rể “đấu tố” bố mẹ vợ, vợ
“đấu tố chồng”, anh em “đấu tố” lẫn nhau, trò “đấu tố” thầy, kẻ hàm ơn “đấu tố”
kẻ ban ơn, láng giềng hàng xóm “đấu tố” lẫn nhau...
Người được
đề cử thi hành chính sách sửa sai, Ông Nguyễn Minh Cần, nói: “...Với chỉ tiêu
ác độc phải giết địa chủ ở mỗi xã cho đủ 5% dân số hoặc nhiều hơn càng tốt,
càng được khen thưởng”. Những cuộc hành hình như thời trung cổ... Sửa sai chỉ
là một cách xoa dịu, chứ sửa thế nào được khi nhà cửa trả lại đã bị gỡ hết cửa
sổ vách tường chẻ làm củi đốt, cây cối bị đốn, vườn tược bỏ hoang và người bị
bắn, bị giam chết rồi sửa làm sao được nữa...”
Thành viên
một đội cải cách năm 1955 Ông Nguyễn Đăng Mạnh viết trong hồi ký: “Cải cách
ruộng đất đúng là một sai lầm nghiêm trọng. Bắt oan, giết oan hàng vạn người.
Mà thật ngu xuẩn. Làm sao địa chủ lại nhiều thế: 5%! Và làm sao mà Quốc dân
đảng lại có ở khắp mọi nơi.
BS Phạm
Hồng Sơn khẳng định “Việc đảng Lao Động VN phát động CCRĐ, được cụ Hồ gọi là
‘cách mạng long trời lỡ đất’, vào năm 1953. Bao trùm toàn bộ ‘cách mạng’ này là
sự tuỳ tiện của chính phủ cụ Hồ trong việc bắt giữ, hành hạ, bắn giết, tịch thu
gia sản đối với hàng trăm nghìn người Việt Nam..”
Có ý kiến
cho rằng “Yếu tố bạo lực có nguồn gốc bộc phát từ hận thù giai cấp và cá nhân
đã được tích lũy bao đời nay trên những cánh đồng lúa. Địa chủ trở thành chỗ
cho dân nghèo trút cơn giận dữ vì cuộc sống khó khăn của họ, số khác thì vì
ghen tức với tài sản của địa chủ...” (Hoàng Tùng).
Theo chúng
tôi, đã từng sống trong xóm làng và kinh qua suốt thời kỳ CCRĐ thì không hề có
hiện tượng “hận thù giai cấp” trong cuộc sống thuận hòa êm ả ở nông thôn. “Hận
thù giai cấp” chỉ nảy sinh và trở thành cuồng nộ của một số bần cố nông khi
“đội cải cách” mớm vào đầu óc họ, tuyên truyền nhồi sọ, hứa hẹn một tương lai
ảo tưởng để biến họ thành những kẻ hung ác mất hết tính người.. Cũng vậy, nước
mắt HCM khi nhìn nhận sai lầm trong CCRĐ chỉ là “nước mắt cá sấu”.
Cuộc CCRĐ
nếu kể từ năm 1953 đến nay đã 65 năm nhưng vết thương vẫn còn rỉ máu. Nhiều ý
kiến nhận định, như những tiếng kêu than, thay cho nỗi đau thương thống khổ
không những cho các nạn nhân mà cho cả dân tộc trong thời kỳ bất hạnh đó. - “Bi
kịch CCRĐ kéo dài trong không gian và thời gian, chồng chất ngày càng nhiều
những đau khổ và tàn phá đất nước và dân tộc” (Bùi Tín). Họ (ĐCS) còn món nợ
với ít nhất hàng ngàn oan hồn (Nguyễn văn Thạnh – suy ngẫm về CCRĐ).
“Cái mất
mát lớn bởi sai lầm trong CCRĐ là nó phá vỡ mất cái nông thôn Việt Nam và phá vỡ
mất lòng tin. Cái nguy hại của CCRĐ là ở chỗ nó phá vỡ một tế bào quan trọng
vào bậc nhất của xã hội Việt Nam
lúc bấy giờ là làng quê” (Học giả Hoàng Xuân Hãn).
Theo bộ
“Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945 - 2000” do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà
Nội năm 2004, số người bị đấu tố lên đến 172.008 người, và sau giai đoạn sửa
sai xác định trong tổng số đó có đến 132.266 người bị oan.
Trong khi
tổ tiên chúng ta cũng như các dân tộâc khác kêu gọi, khuyến khích đồng bào,
đồng loại thương yêu đùm bọc lẫn nhau thì đảng csvn lại chủ trương hận thù giai
cấp dùng người Việt giết người Việt cho tham vọng thống trị, đưa dân tộc Việt
Nam vào vòng nô lệ chủ nghĩa cộng sản tàn ác cho mãi đến ngày hôm nay.
Ban Biên
Tập Nguồn
**
NGUỒN - Tin Văn
Hà Việt Tĩnh – Hạ Huyền tuyển đọc và
giới thiệu
23 Năm Văn Học Cội Nguồn
Chủ Nhật, 6
tháng 3 năm 2018 CSTV buổi lễ Kỷ niệm 23 năm Văn Học Cội Nguồn và Tạp Chí Nguồn
đã được tổ chức tại thành phố San Jose,. Đông đảo Văn nghệ sĩ, bạn đọc, mạnh
thường quân và một số đại diện hội đoàn, cơ quan truyền thông đã đến tham dự.
Sau nghi
thức khai mạc, chào quốc kỳ và mặc niệm, giới thiệu quan khách qua MC Hoàng
Tuấn, nhà báo Lê Văn Hải, trưởng ban tổ chức, chào mừng quan khách, thân hữu...
nhấn mạnh vai trò văn học hải ngoại, giới thiệu Tạp Chí Nguồn, một tạp chí văn
học, trong suốt 14 năm qua đã phát huy, duy trì và phong phú hóa ngôn ngữ mẹ,
với nhận thức rằng “Tiếng Việt còn, đất nước còn”, bền bỉ đấu tranh cho lý
tường quốc gia, dân tộc chống đối và loại trừ những ảnh hưởng Mác-xít, độc
đảng, độc quyền đang ngự trị trên quê hương. 23 năm qua, các tờ báo, các tạp
chí chủ trương văn học nghệ thuật, sống bằng ngòi bút, bằng độc giả, đi chung
với Nguồn nay đã đình bản hết chỉ còn riêng Tạp Chí Nguồn sau 14 năm vẫn còn
tồn tại và tiếp tục đi tới...
Nhà văn
Song Nhị, Trưởng điều hành Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn, chủ bút Tạp Chí Nguồn,
tường trình sinh hoạt 23 năm qua, theo đó, kết quả tuy còn khiêm tốn, nhưng qua
nổ lực của Cội Nguồn cũng như uy tín của tổ chức đã nhận được những khích lệ
quý báu từ những vị mạnh thường quân, các văn nghệ sĩ hợp tác, cũng như đông
đảo người đọc đặt mua tạp chí Nguồn, không chỉ tại lục địa Hoa Kỳ mà còn tại
các quốc gia Âu châu và ngoài Hoa Kỳ. Đặc biệt Tạp Chí Nguồn được Thư Viện Quốc
Hội Hoa Kỳ đặt mua trọn bộ, công nhận là tạp chí tiêu chuẩn quốc tế và cấp mã
số xuất bản riêng; đồng thời các thư viện các đại học như Cornell (New York),
Utah, Chicago... cũng đã lưu trữ Tạp Chí Nguồn.
Tiếp theo,
Nhà thơ Hùng Vĩnh Phước, thư ký tòa soạn Tạp Chí Nguồn, trình bày sinh hoạt dự
định sắp tới của Cội Nguồn. Trước mắt, sẽ ấn hành tập thơ nhiều tác giả đã có
thơ đăng trên Tạp Chí Nguồn, ấn hành tập II “Lẽ Đạo và Tiến Hóa” khoảng trên
1000 trang. của tác giả Nguyễn Thùy đang sinh sống tại Paris (tiếp tập I đã phát hành) và sẽ giới
thiệu ra mắt bạn đọc một ngày không xa. Cả hai tập “Lẽ Đạo và Tiến Hóa”
Ngoài ra,
Tạp Chí Nguồn số 65 cũng đang tập trung bài viết, với chủ đề Cuộc Cải Cách
Ruộng Đất ở miền Bắc thập niên 1950.
Trong phần
phát biểu nhận định về Cội Nguồn và Tạp Chí Nguồn, Nhà văn Trần Kiêm Đoàn cho rằng Cội Nguồn đã nêu rõ ý nghĩa về một
nền văn học không thể không có tại hải ngoại từ hơn ba thập niên qua, và cuộc
đấu tranh dài lâu, mãi mãi vẫn là văn học. Cái thật sẽ thắng cái giả, cái lành
cái đẹp sẽ thắng cái ác như một quy luật nhân sinh.
Tiếp theo
phần trao giải thưởng Truyện Ngắn Tạp Chí Nguồn, Nhà báo Cao Ánh Nguyệt, chủ nhiệm Tuần Báo Phụ Nữ Bắc California,
thay mặt Ban Tuyển Chọn trình bày quá trình tuyển chọn và đọc kết quả sau
cùng. Kết quả qua một cuộc bỏ phiếu và
đã đồng thuận như sau:
- Môt giải
Nhất dành cho truyện “Bản Hợp Đồng” của nhà văn Vũ Lưu Xuân.
- Một giải
Nhì dành cho truyện “Thư Sáu Ruộng Gởi Về Đầm Dơi” của nhà văn Tràm Cà Mau.
- Một giải Ba dành cho truyện “Trong Sách Có
Hoa” của nhà văn Hồ Linh.
- Sáu giải
Tư đồng hạng:
- “Con Dao
Con Chó” của nhà văn Nguyễn Liệu.
- “Con Gà
của Ông Dậu” của nhà văn Nhật Nguyệt
- “Xuân Về
Trên Non Cao” của nhà văn Phan Thái Yên.
- “Ba Khuôn
Mặt” của nhà văn Trần Tự Chi.
- “Hai Má
Con Nó” của nhà văn Vũ Thị Điềm Đạm.
- “Trai
Thời Loạn” của nhà văn Tôn Nữ Áo Tím.
Được biết
Ban Tuyển Chọn, qua lời mời của Thi Văn Cội Nguồn, gồm có: nhà thơ Diên Nghị,
nhà văn Thanh Thương Hoàng, nhà văn Trần Kiêm Đoàn, nhà biên khảo Nguyễn Vy
Khanh, và nhà báo Cao Ánh Nguyệt và nhà văn Song Nhị, trưởng ban tổ chức giải.
Trước khi
vào tiệc mừng, quan khách, văn nghệ sĩ, và mọi người cùng nâng ly rượu chúc
mừng Cội Nguồn và Tạp Chí Nguồn. Phần văn nghệ phụ diễn có Đoàn Du Ca Bắc
California và các ca sĩ tự do, cùng đoàn vũ Hoa Tiên đã trình bày những ca khúc
dân tộc góp thêm phần ý nghĩa cho lễ kỷ niệm. *Hạ Huyền
Biểu tình
“Đả đảo bọn bán nước”
Lần đầu
tiên sau 43 năm có một sự kiện chính trị quần chúng chấn động toàn quốc. Sài
Gòn, Bình Dương, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Nha Trang, Cam
Ranh, Hà Nội, Nghệ An, Hải Dương... đều đồng loạt cất vang “Không Trung Quốc,
Không đặc khu!”, “An ninh mạng, Bịt miệng dân!”. Đây mới thật sự là ngày “thống
nhất đất nước” và ngày mà người dân thật sự được “giải phóng” bằng sự giải
phóng chính mình khỏi nỗi sợ hãi chế ngự bám chặt trong trí não hàng chục năm.
Đây cũng là ngày mà chế độ phải sửng sốt trước những hô vang “Đả đảo bọn bán
nước”, “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”. Lần đầu tiên, người dân
đã đàng hoàng và đầy dũng khí gọi đích danh những kẻ rắp tâm luồn cúi ngoại
bang và manh nha đưa voi về dày mả tổ. Đây sẽ là ngày mà chế độ nhận ra một
thực tế: họ bị mất niềm tin nhiều như thế nào. Họ cũng phải thừa nhận một
“thách thức” mà họ vĩnh viễn không bao giờ đạt được: “Bán nước” không dễ chút
nào. Xin cám ơn tất cả cô bác và anh chị đã xuống đường ngày hôm nay. Xin cám
ơn những giọt mồ hôi, và cả máu, đã đổ xuống ngày hôm nay. Xin nghiêng mình cám
ơn tất cả! [*Mạnh Kim/ Dân Làm Báo]
Bạn đọc đón
xem Nguồn sẽ dành cho chủ đề này trong một số báo tới..
***
ĐỖ BÌNH
Paris
Việt Nam
Cuộc Vùng Dậy khắp Mọi Miền Đất Nước
(*)
Người ta không thể lúc nào cũng sống với quá
khứ vì tương lai mới cần thiết và quan trọng hơn, nhưng chỉ có những người bị
bệnh mất trí mới quên ký ức. Kẻ muốn quên ký ức là muốn chạy trốn sự thật của
dĩ vãng. Ngày nay thế giới đã có nhiều thay đổi, những tiến bộ vượt bậc của
khoa học hiện tại tỏa sáng đầy hào quang vì đã mang phúc lợi cho nhân loại,
nhưng vẫn không thể thay được lịch sử và qúa khứ!
***
Thế kỷ vừa
qua nhân loại đã trải hai cuộc đại thế chiến mà hậu quả còn di hại mãi đến nay,
nhưng khủng khiếp và ác độc hơn vẫn là hai chủ nghĩa: Phát Xít và Cộng Sản, cả
hai đều độc tài vì quyền lực nằm trong tay một số nhà lãnh đạo, điểm giống nhau
là mang tính bạo lực nên rất dã man. Trong cuốn Le livre Noir du communisme:
Crimes tereur Repression do nhà xuất bản Robert Laffont ấn hành, quyển sách đen về chủ nghĩa cộng
sản: Tội ác, Khủng bố, Đàn áp. Sách dày gần 900 trang là một tập hợp công trình
biên khảo của nhiều chuyên viên, sử gia, giáo sư đại học đã tổng kết chủ nghĩa
cộng sản diễn ra từ quê hương của cuộc cách mạng tháng 10 Nga đến phần đất Châu
Âu nạn nhân rồi lan sang Châu Á tới Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào,
Cam bốt và ở các châu lục thế giới thứ ba. Chủ nghĩa cộng sản và phát xít đều thi hàønh những biện pháp mạnh
nhằm củng cố quyền lực của chế độ bằng cách trấn áp, khủng bố, thủ tiêu, tù đày
v.v.. Ở cuối chương còn so sánh tội ác CS với chủ nghĩa Phát xít, khiến tội ác
của hai chủ nghĩa đó ngút tận trời. Trong quyển “Death by Government” (Chết do
chính phủ), tác giả Rudolph J. Rummel, giáo sư khoa chính trị học đại học Yale
thì cộng sản tại các quốc gia đã giết chết đồng bào của họ, như sau:
Liên Xô
61.911.000 người.
Trung Hoa
cộng sản 35.236.000 người.
Quân phiệt
Nhật 5.964.000 người.
Khmer đỏ
2.035.000 người.
Thổ Nhĩ Kỳ
1.883.000 người.
Cộng sản
Việt Nam
1.670.000 người.
Cộng sản Ba
Lan 1.585.000 người.
Cộng sản
Nam Tư 1.072.000 người.
Thế kỷ vừa
qua thế giới đã kết tội CS là tội ác của nhân loại, do đó những tòa án về tội ác
nhân loại được lập ra khắp nơi để xử tội những người có trách nhiệm. Người ta
đã cho xây một đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (Victims of Communism Memorial)
tại Washington DC để tưởng niệm hàng trăm triệu người đã chết vì bạo lực CS.
Chủ thuyết
Cộng Sản và Tư Bản đã xâm nhập Việt Nam gây nên một cuộc chiến Ý Thức Hệ làm
hao tổn biết bao xương máu của dân tộc. Cuộc chiến bằng vũ trang chấm dứt vào
30 tháng tư năm 1975 nhưng sự tranh chấp giữa người Việt Quốc Gia và Cộng Sản
lại càng trở nên gay gắt, và mãi đến hôm nay đã hơn 43 năm mà các thế lực cường
quốc: Mỹ, Nga, Trung Cộng vẫn chưa từ bỏ ý định lôi kéo VN, cho dù sau bao
nhiêu năm mượn dân tộc nhỏ bé nầy làm thí điểm để đọ vũ khí qua chiêu bài ý
thức hệ, mục đích tối hậu cũng chỉ để buôn bán vũ khí và duy trì thế lực của
các nước mạnh trên thế giới!
Chiến tranh
chấm dứt người dân Việt tưởng rằng đất nước đã hòa bình, chiếc cầu Bến Hải được
thông thương nam bắc một nhà, xóa bỏ những hận thù và nguyện vọng của tòan dân
được an bình sau bao năm mong ước, nhưng sự thật qúa phũ phàng, nước mắt vẫn
chảy vì một nền hòa bình khốn khổ!
Ngừng tiếng
súng những giọt nước mắt vui mừng của mẹ già gặp lại đứa con sau bao năm xa
cách, và những người anh em nhìn lại nhau ngấn nước mắt chưa khô thì các vết
thương trên da thịt quê hương lại rỉ máu! Sau ngày hòa bình người dân đã thấy
CS mở ra hàng ngàn trại tù để nhốt hơn
một triệu người gồm sĩ quan và công chức thuộc chế độ cũ. Khẩu hiệu “Không Có
Gì Quí Hơn Độc Lập Tự Do” được dán khắp nơi kể cả trước cổng trại tù như hàm
chứa sự mỉa mai đối với kẻ thua cuộc! Những chiếc loa phóng thanh luôn hô hào
khẩu hiệu: “Chí Công Vô Tư, Cần Kiệm Liêm Chính”, nhưng kẻ chiến thắng đã vơ
vét, cướp đoạt hết nhà cửa, tài sản những người giàu có rồi trấn áp và đuổi
hàng triệu người thuộc chế độ cũ đi kinh tế mới một sự lưu đày trá hình nơi
rừng thiêng nước độc. Nhiều người chịu không nổi nên đã quay lại thành phố như những kẻ mất hồn vì phải sống vất vưởng
nơi những vĩa hè, đầu đường xó chợ hay dựng những túp lều bằng bao cát trong các
nghĩa trang để sống lay lất qua ngày! Trên các đài truyền thanh truyền hình và
báo chí đảng vẫn lại ca ngợi tình người, kêu gọi lương tâm dân tộc bằng những
lời đạo đức giả. «Lấy tình thương lấp sông Bến Hải để hàn gắn vết thương dân
tộc và cùng nhau xây dựng lại đất nước». Khẩu hiệu, bích chương thì khắp nơi,
nhưng đảng lại ngấm ngầm kích động vết thương lòng, gây chia rẽ hận thù dân tộc
bắt ép dân đi xem những tàn tích chiến
tranh: “sản phẩm của Tội ác Mỹ Ngụy” giả tạo được trưng bày khắp nơi, và mãi đến
hôm nay, 43 năm sau chiến tranh nhà cầm quyền CS vẫn quảng bá về những sản
phẩm, những di tích chiến tranh qua những chương trình truyền hình đối ngoại
nhằm bóp méo sự thật lịch sử để kết tội phe thua cuộc. Ngay từ lúc người CS mới
chiếm được miền nam, trong tâm trí người dân lúc nào cũng lo lắng sợ hãi; vì
trong quá khứ họ đã trông thấy những tội ác do CS gây ra khắp nơi trên quê
hương, như vụ thảm sát Tết Mậu Thân năm 1968 ở Huế khiến hàng ngàn dân vô tội
bị đập đầu và chôn sống! Xa hơn chút nữa, tội ác CS đã gây ra khi chủ nghĩa CS
mới nhen nhúm ở miền Bắc, hàng ngàn thân hào nhân sĩ, địa chủ bị sát hại qua
Phong Trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1931, tiếp đến
là Phong Trào Chỉnh Huấn 1951-1956 tố giác tính dã man và sự vô ơn bạc
nghĩa của Đảng Cộng Sản đã vắt chanh bỏ vỏ ngay những người cùng hàng ngũ sau
khi lợi dụng lòng yêu nước của họ qua chiêu bài chống thực dân. Trong
quyển“Death by Government” giáo sư R.J. Rummel viết như sau: “Dưới lớp vỏ Việt
Minh chống Pháp, cùng lúc họ thực hiện cuộc chiến tranh tán sát những người
quốc gia không cùng đường lối với họ. Chưa hết, họ cũng tiêu diệt những người
cùng trong hàng ngũ khi họ xem những người cộng sản đi chệch hướng”. Điển hình
là vụ án Nhân Văn Giai Phẩm có biết bao trí thức văn nghệ sĩ đã có thời phục vụ
dưới quyền lực của đảng họ đã bị quy tội phản động để dễ thanh trừng, loại được
những đối tượng không ăn cánh hoặc để bịt miệng những trí thức văn nghệ sĩ đã
phản tỉnh vì đã nhìn ra bộ mặt thật bỉ ổi của CS! Cùng thời gian ấy, Phong Trào
Cải Cách Ruộng Đất phát động từ 1953-1956, theo nhật báo “Nhân Dân” của CSVN
ngày 20/7/1955 sau 6 đợt cải cách ruộng đất có 10.303.004 nạn nhân. Theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945 -2000” do
Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, số người bị đấu tố lên đến
172.008 người, và sau giai đoạn sửa sai xác định trong tổng số đó có đến
132.266 người bị oan. (trích bài nghiên cứu: “Con Số 100 Triệu Nạn Nhân”
của nhà báo Tú Gàn ngày 25/6/2007). Và
sau nầy vào đầu thập niên 60 cũng xảy ra vụ án Chủ nghĩa Xét lại một vụ án
tương tự như vụ Phong Trào Chỉnh Huấn loại bỏ những người theo Liên Xô, vì đảng
lúc đó đang cung cúc nghe lệnh của Bắc Kinh.
Với những
bài học quá hãi hùng đã xảy ra trên quê hương giúp cho người dân miền Nam sáng mắt
hơn khi lấy quyết định chối bỏ ngay “thiên đường ớn lạnh chủ nghĩa” mà người
anh em miền Bắc đã tận tình “chia xẻ”! Họ bỏ của chạy lấy người, cố tìm đường
tẩu thoát, vượt biên bằng đường bộ hay đường biển, cho dù phải trả một giá rất
đắt trên con đường bôn tẩu. Hơn nửa triệu người đã bỏ mình trong lòng đại
dương, và bao người đã gục ngã làm mồi cho muông thú, cho bọn cướp hải tặc.
Cuộc ra đi tìm tự do của người VN là một
thảm cảnh bi đát nhất trong lịch sử chạy trốn của nhân loại!
Từ khi bức
tường Bá Linh sụp đổ toàn khối Liên Xô tan rã, chủ nghĩa CS cáo chung thì đảng
CSVN lại càng run sợ nên đã vội vã mở cửa kêu gọi thế giới vào đầu tư, và réo
gọi tình tự dân tộc để mồi chài những Việt kiều bằng ngôn ngữ thân thương “khúc
ruột ngàn dặm” mà trước nay đảng đã không tiếc lời thóa mạ, hãy trở về xây dựng
đất nước và cứu nguy đảng.
Thế kỷ mới
thế giới chuyển mình toàn cầu hóa, Việt Nam cũng phải biến theo sự chuyển
động đó nên đã được gia nhập vào khối cựu thù ASEAN cho dù sự hội nhập có khập
khễnh nửa Xã Hội Chủ Nghĩa nửa kinh tế thị trường để cố lết theo. Nhưng tiếc
thay nền kinh tế tư bản sẽ không bao giờ đồng hành với Chủ Nghĩa Xã Hội. Có
người ví: “Chủ Nghĩa Xã Hội là đường rày, đảng là người lái tàu lửa và nhân dân
là hành khách. Đường rày lăn vào hướng hố thẳm, thế là đảng giết hết nhân dân!”.
Lúc mới
chiếm được miền Nam những người lãnh đạo CS đổ thừa cho quê hương vừa trải qua
chiến tranh, đất nước còn nghèo đói nên nhiều khó khăn, nhưng sau bao năm đổi
mới VN vẫn là một trong những nước nghèo
đói và tham nhũng nhất thế giới thì đổ thừa cho ai? lợi dụng tình trạng nghèo
đói của đất nước do sự quản lý kém của tầng lớp cán bộ CS, giới tài phiệt quốc
tế bắt được thời cơ đãõ đem tiền của đổ vào biến VN thành một nơi tiêu thụ rửa
tiền, và thuê đất thuê rừng để lập nên
những công kỹ nghệ tiêu thụ như: Công xưởng làm gìay dép, công ty du lịch, bãi
biển, hotel, nhà hàng, sòng bạc, vũ trường... tạo thành một thứ phồn vinh giả
tạo, cũng từ những công trình đó cán bộ CS có thể cắp xén, tham nhũng làm giàu.
Để tạo sức mạnh vây cánh cho phe nhóm, giới chức có quyền thế đã cấp thêm nhà
đất hóa gía cho một số người thân tín sau đó tăng giá nhà đất, đây là bộ máy
đàn áp sẵn sàng dùng họng súng để bảo vệ chế độ!
Xã hội đầy
bất công, sự chênh lệch giàu nghèo giữa giai cấp mới tư bản đỏ tỷ phú, triệu
phú dollar và tầng lớp dân chúng nghèo quá rõ nét do đó tiếng dân than oán bất
mãn khắp nơi tạo thành một làn sóng chống đối. Để duy trì quyền lực, đảng đã
bất chấp thủ đoạn thi hành chính sách hai mặt xiết chặt chính trị trấn áp đối
kháng, kiểm sốt chặt chẽ thông tin báo chí, mặt khác nới lỏng tự do, biến đất
nước thành khu vực ăn chơi thụ hưởng khiến tệ đoan xã hội càng ngày càng trầm
trọng. Ngày nay sự trụy lạc, tha hóa gấp ngàn lần thời thuộc địa và chế độ cũ, nạn mãi dâm, hút xách xảy ra
khắp nơi, đạo đức suy đồi nền giáo dục băng hoại! Kể từ sau ngày «giải phóng»
đất nước triền miên đói rách, những năm gần đây nhờ tiền của ngoại quốc đổ vào
đầu tư bộ mặt của một số thành phố có thay đổi, những dãy biệt thự sang trọng,
những khu nghỉ mát lộng lẫy dành cho giai cấp tư bản đỏ; những dãy nhà cao tầng
trong các phố thị dành cho ngoại quốc mướn. Chỉ riêng những người Việt ở hải
ngoại gởi về hàng năm lên đến mười mấy tỷ dollar góp phần nâng mức sống của
giai cấp đỏ. Một số cán bộ đảng viên trở nên giàu có thành đại gia nên có điều
kiện tiêu xài phung phí đã khiến thanh niên bắt chước đua theo lao vào ăn chơi.
Sự tha hóa của xã hội, cộng thêm đời sống nghèo đói của những người dân vùng
sâu vùng xa khiến những trẻ em dưới vị thành niên bỏ học vì cha mẹ không có
tiền nuôi con ăn học! Số thanh niên ở thành phố bỏ học đa số chỉ vì thích đua
đòi với chúng bạn mà tiền bạc lại khó kiếm, gia đình phải chạy gạo từng bữa nên
các em đã sẵn sàng bán thân kiếm tiền hầu bắt kịp mode thời đại, thỏa mãn cơn
say vật chất thời kinh tế thị trường tràn ngập hàng ngoại quốc lậu! Để kiểm
soát tư tưởng và kiềm hãm sự bất mãn dẫn đến xung đột, đấu tranh, đảng khai
thác tính ủy mị để người dân mất tính đề kháng, quên đi tình trạng thiếu tự do
dân chủ, vận mạng của dân tộc đang rơi xuống đáy thẳm vì họa Trung Cộng, nên
Film ảnh, băng video được nhập vào và trình chiếu toàn là những film tình sướt
mướt, ủy mị. Đảng tích cực khuyến khích mở những sòng bạc công khai, để người
dân lao đầu vào đen đỏ,̉ quên đi sự vất vả trong cuộc sống hằng ngày như: LôTô,
xổ số, cá ngựa, số đề, bóng đá cá độ... Những quán nhậu, nhà hàng, bia ôm, quán
karaoke, vũ trường mọc ra như nấm để thanh niên vui chơi say đắm trong men
rượu, hưởng thụ những lạc thú. Tệ hại hơn nữa là dịch vụ buôn bán ma túy, nạn hút
sách khắp nơi, đảng biết nhưng vẫn lờ đi, vì công an: bộ máy đàn áp và mafia đã
cấu kết nhau thao túng xã hội đen để làm gìau. Người ta tự hỏi: Sau nhiều năm
chiến tranh anh em tương tàn, người dân VN có cần thiết một sự hòa hợp hòa giải
dân tôc̣?.
Biến cố
20-07-1954 đã chia đôi đất nước bằng một lằn ranh ý thức hệ làm hai nửa đối
chọi nhau. Những tư tưởng xoay quanh ý thức hệ ấy chỉ là vay mượn! Được chính
quyền hai phía áp dụng triệt để, nhưng đối với người dân hai miền lại rất thờ
ơ, họ chỉ đau lòng vì sự chia cắt đất nước.
Biến cố
30-04-1975, dòng sông Bến Hải được nối liền, mẹ con, vợ chồng, anh em gặp lại
nhau trong tình nghĩa ruột thịt sau nhiều năm bị phân chia trong ranh giới thù
nghịch. Chẳng có một tư tưởng, chủ thuyết nào định cắt chia tình người mà tồn
tại, như thế, tình dân tộc có cần hòa hợp không? Sự hồ hợp chỉ là “thừa” trong
cái “sẵn có” của tính dân tộc. Vậy cụm từ hòa hợp nếu cần phải thực hiện thì
đảng cần hơn? Nhưng đảng hòa hợp với ai, với đối tượng nào? Nhân dân chăng?
Nhắc đến đảng, nhân dân chỉ biết rùng mình và làm thinh chứ không dám hé môi ta
thán hay nói xấu đảng vì hãi sợ guồng máy bạo lực của đảng trả thù. Đảng duy
trì một chế độ toàn trị để cướp đi sự tự do, tiếng nói chân chính của người dân
để dễ cai trị. Bước chân của người CS tiến đến đâu chỉ có loài kỳ nhông biết
đổi màu là tồn tại! Kinh nghiệm cho họ thấy cứ nín thở qua sông hay going ép
gật đầu trước mọi việc, cứ nhất trí thế là được yên thân. Sống trong chế độ CS
biết hèn mới sống và biết câm mới tránh khỏi bị tù đày! Họ đành phải làm ngơ
trước những
bất công đè lên cổ dù đã bao lần cố vùng vẫy nhưng chưa thoát được chiếc thòng
lọng gian ác chuyên chính của đảng, nên đành cắn răng nhẫn nhục làm một thứ
công cụ hờ cho đảng. Họ vẫn hy vọng với sức ép kinh tế của những nước tư bản
hiện nay nền kinh tế thị trường nửa vời của VN sẽ phải mở cửa dân chủ, điều đó
sẽ giúp người dân có cơ hội vùng lên lật đổ bạo quyền để đòi lại tự do dân chủ
mà đảng đã tước đoạt. Do đó, giữa nhân dân và đảng luôn có sự chống đối ngầm và
ắt sẽ có ngày sự xung đột bùng nổ. “Nhân dân là nạn nhân, còn đảng là thủ phạm,
thì giữa nạn nhân và thủ phạm, có bao giờ hòa hợp? Vả lại đảng chỉ xem nhân dân
là công cụ thì sự hòa hợp nếu xảy ra sẽ tước đoạt đi quyền lực cần phải có của
đảng để tồn tại”.
Nhà cầm
quyền Hà Nội đã tung nghị quyết 36 một chiêu thức hòa hợp hòa giải trá hình để
dụ những nhân vật cũ của VNCH có dụng ý dùng số người này làm nấc thang cho
đảng bước để tranh thủ tiếng thơm tự do dân chủ với thế giới, trong đó có một
số ít người thuộc lãnh vực chính trị, văn hóa, tôn giáo, tuổi đã cao nhưng còn
háo danh muốn trước khi lìa trần vẫn lóe sáng như ánh sao băng! Đảng chú ý nhất
là thành phần cơ hội vì dễ tung hỏa mù thích hợp với nhu cầu dân chủ hiện nay.
Đảng cần người đối kháng cuội để đánh bóng tính dân chủ nhằm che đậy việc không
chấp nhận đa nguyên. Những người hợp tác phải đứng dưới cờ đảng, nghĩa là do
đảng quản lý đặt để như một thứ công cụ. Những bọn con buôn quốc tế và bọn hoạt
đầu chính trị vốn chỉ biết quyền lợi cá nhân
và phe nhóm; thì ý nghĩa Tự Do Dân Chủ chỉ là sự lừa dối để trao đổi mua
bán tìm lợi nhuận! Những nhà trí thức, văn nghệ sĩ và tôn giáo trong nước mới
chỉ lên tiếng, muốn nói tiếng nói của lương tâm đã bị bịt mồm và bắt cầm tù
ngay thì làm gì có sự hòa hợp với người khác chính kiến?! Hiến pháp Cộng Hòa xã
Hội Chủ Nghĩa VN quy định duy nhất chỉ có đảng CSVN là được quyền lãnh đạo nhân
dân, những đảng phái khác đều không được phép hoạt động. Đối với những đảng
phái quốc gia chân chính sẽ không bao giờ chịu sự hòa hợp với CS. Nói chuyện
hòa hợp với CS là tự bắt cái bóng mình trả lời! Điều hợp lý nhất là đảng phải
tự giải thể, lột xác CS, vứt bỏ để trở về với cội nguồn và cộng đồng dân tộc.
Vấn đề được đặt ra là đảng có chịu giải thể không? Điều đó rất khó một khi mà đám
lãnh đạo bảo thủ CS gìa nua thân Trung Cộng vẫn còn vây quanh nhà cầm uyền Hà
Nội!
Sau 43 năm
“giải phóng (!)” đất nước VN vẫn là một trong những nước nghèo đói nhất thế
giới, xã hội tha hóa, đạo đức suy đồi! Tuy Việt Nam hôm nay có nhiều thay đổi, dân trí khá hơn
nhưng người dân chỉ lo cho cái bao tử, thờ ơ đến chính trị, vận nước, mặc dù họ
vẫn biết đảng CSVN đã làm mất đất, mất lãnh hải về tay Trung Cộng nhưng vẫn làm
ngơ trước bao nghịch cảnh thương tâm đang xảy ra hàng ngày trong xã hội: Con
gái bị bán đi làm nô lệ tình dục, con trai bị ép đi làm lao nô. Ở thành phố,
người nào khá giả một chút chỉ lo ăn chơi, thành phần trí thức đa số thụ động,
cầu an. Số người dấn thân thì quá ít, có người nào đứng ra đòi hỏi đấu tranh
thì bị trù dập, hoặc bị CS tung hỏa mù để người quốc gia ở hải ngoại nghi ngại
là «phản tỉnh trá hình» đâm ra tranh cãi rồi tự phân hóa nhau!
Những năm
gần đây phong trào đòi Tự do Dân chủ thế giới chuyển mình, VN được gia nhập
Liên Hiệp Quốc, nhà cầm quyền VN buộc phải tuân theo những quy luật uốc tế, bộ
mặt VN được tô vẽ lại, gọng kìm của đảng được nới lỏng để “làm trò” dân chủ.
Sau nhiều năm kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh, sự thịnh vượng của thế giới
hiện nay đang bị đe dọa, kinh tế rơi vào cơn bão tài chánh! Sự khủng hoảng tiền
tệ của những nước giàu như cơn lốc đã thổi sang VN, với nền kinh tế thị trường
nửa vời VN sẽ bị xóay theo cơn lốc, giá sinh hoạt của thị trường sẽ đắt đỏ; mất
sức quyến rũ! Nơi phồn hoa vật chất của giới tư bản đỏ bớt nhộn nhịp, nhố
nhăng!
Sau bao
biến cố, người dân Việt hôm nay bừng
tỉnh cơn đắm say vật chất khi nhận thức cái họa gần kề, những tài nguyên, đất
đai, bờ biển đang bị xâm thực mất dần do mộng bá quyền của Trung Quốc. Người
dân phẫn uất đảng, sinh viên xuống đường phản đối chính quyền. Thế hệ trẻ nhờ
đã tiếp cận với thế giới bên ngòai bằng phương tiện internet nên đã mở mang trí
tuệ, biết được cái hay cái đẹp của xứ người nên không còn sợ hãi trước bạo lực,
họ can đảm dấn thân không sợ tù đày. Rất nhiều người đứng lên đấu tranh hôm nay
đủ mọi thành phần từ trí thức, văn nghệ sĩ đến người công nhân, nông dân, họ
đình công bãi thị, đòi nhà, đòi đất, đòi nhân quyền, tự do tôn giáo. Nhiều
người trong số đó là phụ nữ, thanh niên,
Xem tiếp trang 144
JONATHAN LONDON
Triển lãm CCRĐ năm 2015
Trong những
ngày qua “Vụ án Triển lãm về cải cách ruộng đất bị đóng của vì vấn đề kỹ thuật”
đã được nhiều người quan tâm đến và nhiều nhà bình luận, nhà blog đề cập. Từ
góc độ xã hội học tôi thấy sự kiện này là rất thúù vị. Từ góc độ của một cá
nhân, tôi lại thấy sự kiện này là rất đáng tiếc. Hình như ý mà nên có một triển
lãm về CCRĐ là một ý rất tốt, một ý mà rất nhiều người có thể ủng hộ được. Vấn
đề là ở chỗ nội dung. Vào 2014, không thế nào lại có thể có một triển lãm mà
đầy ‘thông tin’ một chiều, thông tin mà không phân tích CCRĐ một cách khách
quan, cởi mở, với tinh thần hòa giải. v.v.
Vậy, thay
vì nhấn mạnh những vấn đề về mặt học thuyết (chẳng hạn bản chất chính trị của
ký ức tập thể) hay suy ngẫm về những chuyện buồn tiếc (triển lãm được tổ chức
vào một thời điểm mà nhũng vấn đềâ xoay quanh ruộng đất còn chưa được giải
quyết), tôi xin đề xuất một đề nghị đơn giản như sau:
1. Hình
thành một hoặc hai hội đồng đặc biệt về nghiên cứu CCRĐ, có sự tham gia của
những thành phần xã hội thực sự đa dạng để đi vào việc đánh giá lại lịch sử và
ý nghĩa của CCRĐ; Nếu cần, hãy hình thành hai hội đồng khác nhau, một gồm những
tổ chức của nhà nước và một gồm những tổ chức xã hội dân sự.
2. Hãy tìm
ra một cơ chế để bàn những kết quả nghiên cứu, có thể là một hội thảo về chủ để
này nhằm mục địch nêu rõ những gì chúng ta biết và đồng ý và những chủ đề còn
tranh cãi; Sẵn sàng tổ chức hội thảo này ở Hồng Kông; giả định nếu làm chuẩn sẽ
chẳng có vấn đề tài chính nào (nhiều người sẽ ủng hộ chứ);
3. Hãy mời
những người giỏi về bảo tàng học, nhân học, v.v. để dự những hội thảo này và
thiết kế một triển lãm về CCRĐ, một triển lãm kiểu mới, có tính hòa giải, không
áp đăït quan điểm nào nhưng lại tạo ra một cơ hội cho dân của đất nước để có
những thảo luận cần có; Triển lãm có thể đề cập trực tiếp những tranh cãi mà
chưa được giải quyết và sự liên quan đương đại của chủ đề.
‘Vấn đề kỹ
thuật’ của Việt Nam
ngày nay chính là chưa dám hay chưa phát hiện ra những cách thảo luận về ngày
xưa. Một nước văn minh là một nước không sợ nói về lịch sử một cách cởi mở. Rõ
ràng Việt Nam
còn rất nhiều chuyện lịch sử nên thảo luận. Muốn một xã hội văn minh thì hãy
dám lấy triển lãm về CCRĐ năm 2014 làm một cơ hội. Nếu làm thế thì Triển Lãm
CCRĐ năm 2015 sẽ là một bước có tầm quan trọng lịch sử và có thể là một mô hình
cho nhiều thảo luận tiếp theo. Ảo tưởng? Hy vọng là không.
Jonathan
London
http://xinloiong.jonathanlondon.net/2014/09/15/trien-lam-ccrd-nam-2015/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=trien-lam-ccrd-nam
LÊ KHẢ SỸ
Triển Lãm Cải Cách Ruộng Đất
1946-1957, Có Ba Cái Ngu
Ngày
08-9-2014, Bảo tàng lịch sử quốc gia (Hà Nội) triển lãm cải cách ruộng đất
1946-1957, được 3 ngày thì phải đóng cửa, có ba cái ngu:
* Ngu thứ nhất:
Ngày
4-12-1953 Chủ tịch Quốc hội Hồ Chí Minh mới ký Luật Cải cách ruộng đất, mà
ngành "Văn hóa" dở hơi lại bày trò triển lãm với cái tên Cải cách
ruộng đất 1946-1957 ngay trên đất Thủ đô cho khách trong nước ngoài nước vào
xem. Như thế là triển khai CCRĐ trước gần 8 năm rồi mới có Luật CCRĐ?!
* Ngu thứ
hai (nhưng là cái nhu to nhất): Từ xưa, người ta nói miếng ngon nhớ mãi, điều
thảm hại nhớ lâu! Mấy cái đứa bày trò triển lãm đã vô tình hoặc hữu ý chọc vào
vết thương CCRĐ của dân tộc, mà như hình ảnh dưới đây đã minh chứng: Cụ Hồ khóc
trước hội nghị TW kiểm điểm về sai lầm trong CCRĐ.
Ở đời, làm
không sai đã quý, làm sai mà biết sửa cho đúng lại càng quý hơn! Việc sai lầm
trong CCRĐ đã được sửa, can chi mà lôi ra để bêu rếu cái sự dĩ vãng đã 6 thập
niên? Rồi còn biện bạch như Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng lịch sử quốc
gia trả lời BBC: Chúng tôi không coi đó là một vết thương mà coi đó là bài học
xương máu trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng dân chủ. Bên cạnh đó chúng
ta sử dụng tư liệu của Đảng, Bác Hồ khi sửa sai. Chứ chúng tôi không coi đó là
một vấn đề chính trong trưng bày để xoáy sâu vào mất mát hay tổn thất gì. Cái
đó Đảng ta đánh giá rồi.
Xin hỏi
Giám đốc Bảo tàng lịch sử quốc gia Nguyễn văn Cường: Ông đã không coi đó là một
vết thương thì sao lại coi đó là bài học xương máu trong quá trình thực hiện
cuộc cách mạng dân chủ? Như thế, những chủ trương kế sách dù đúng đắn thì sau
đó vẫn cần lôi ra để làm “bài học xương máu” à? Ông học trường nào? Ai là thầy
dạy ông? Ông không hiểu gì về lô-gich trong văn chương, cái sơ đẳng đối với con
người có học và làm viên chức công quyền như ông?! Ông nói chúng tôi không coi
đó là một vấn đề chính trong trưng bày để xoáy sâu vào mất mát hay tổn thất gì.
Cái đó Đảng ta đánh giá rồi. Đã biết Đảng ta đánh giá rồi thì mục đích các
người triển lãm nêu lên để đánh giá lại hay sao?
Các người
không xoáy sâu vào vết thương lòng của dân tộc trong CCRĐ để buộc tội cho lịch
sử thì với ý đồ gì? Hay cái chế độ này thu của dân quá nhiều để nuôi bộ máy
gián tiếp con cha cháu ông quá cồng kềnh, quá khổ, vô công rỗi nghề nhàn cư vi
bất thiện, sinh lẩm cẩm dở hơi như cái Bảo tàng lịch sử quốc gia này? Nếu để
ông tự xếp hạng cho mình thì ông liệt vào hàng ngu hay dốt? Và, các “nhà” cùng
a dua với ngành “văn hóa” trả lời phỏng vấn của báo chí, có đáng xếp vào hàng
“theo đóm ăn tàn, ăn theo nói leo” không?
* Ngu thứ
ba:
Cải cách
ruộng đất rồi sửa sai, cả thành công và sai lầm không nhỏ, các người triển lãm
mới thể hiện một chiều. Là cái đinh gỉ gì những điếu bát, ấm trà, áo dài hoa...
của địa chủ, sao các người không đưa hình ảnh, tang vật địa chủ dùng đàn áp
nông dân? Không dám đưa hình ảnh bắn địa chủ kháng chiến Nguyễn Thị Năm, bắn
các đảng viên 30-31, con đấu tố cha mẹ... cùng với những hình ảnh cảm động như
cụ Hồ khóc vì sai lầm CCRĐ, những người bị quy oan nhưng sau đó tự nguyện tham
gia đi sửa sai...? Việc làm của các người chứng tỏ nếu không đến nỗi thiếu hiểu
biết thì vừa xỏ lá lại vừa “già dái non hột” (!) Các người nên đến xem để học
tập bảo tàng Dân tộc học, họ triển lãm đã qua mấy năm mà không có ý kiến phản
đối, chê trách !
Cuối cùng
xin nói thật: Ngành Văn hóa-thể thao-du lịch có quá nhiều cán bộ nhân viên gián
tiếp thì liên hệ với hội Nông dân Việt Nam mở rộng lòng thương, nhận bớt cho về
nông thôn làm ruộng hoặc chăn nuôi, đánh giậm, hơn là nuôi những con người như
thế chỉ làm tổn hại đến thanh danh đất nước, gây thêm rối rắm giữa mối bòng
bong !
Lê Khả Sỹ/
13-9-2014
***
SONG NHỊ
Tháng Tư Bảy Lăm
Tháng tư
tan tác mảnh đời
Hồn xiêu
phách lạc rã rời thế gian
Đất trời
phủ một màu tang
Nước non
lật ngược sang trang sử buồn
Em nhàu
tuổi mộng sắc hương
Ta neo thân
giữa pháp trường quỷ ma
Máu loang
thắm khắp sơn hà
Muôn dân
trăm họ khóc òa
oán than!
tháng tư
2018
***
SONG LINH
Tháng Tư Đen
Tháng Tư
sao lệch hai vai
Miếng cơm
manh áo mệt nhoài thịt da
Tháng Tư
tình nhận không ra
Ta đi đào
huyệt chôn ta
chôn tình
Song Linh
**
CẢI CÁCH
RUỘNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
Bách Khoa
Toàn Thư - http://wikipedia.org/
Bản dịch:
Song Nhị
Cải cách
ruộng đất ở Việt Nam
là một chương trình Cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ năm 1953 đến 1956, rập
khuôn theo chương trình Cải cách ruộng đất ở Trung quốc từ năm 1946 đến 1953.
Mục đích
của chương trình cải cách ruộng đất là để phá vỡ sức mạnh của các tầng lớp lành
nghề truyền thống, để tạo thành một giai cấp lãnh đạo mới, và phân phối lại của
cải (chủ yếu là ruộng đất) để tạo ra một giai cấp mới không có quyền sở hữu. Đó
là một yếu tố của cuộc cách mạng cộng sản. Cuộc cải cách dẫn đến những cáo buộc
nhiều người dân làng bị hành quyết, ruộng đất bị tịch thu, thậm chí với cả
những người nông dân nghèo, và những người láng giềng kiêu ngạo hoang tưởng.
Một số nhân chứng nước ngoài làm chứng cho những vụ hành quyết hàng loạt. [1] [2] Một số nguồn
tin cho rằng khoảng 30% "địa chủ" bị hành quyết là những đảng viên
đảng cộng sản [3] [4] [5] [6] [7. ]
Cựu quan
chức chính phủ Bắc Việt, ông Nguyễn Minh Cần nói với bộ phận Việt ngữ của đài
RFA rằng: "Cuộc cải cách ruộng đất là một cuộc tàn sát những người hiền
lương, vô tội, và nếu sử dụng thuật ngữ hiện đại, thì chúng ta phải nói rằng đó
là một cuộc diệt chủng gây ra bởi sự phân biệt giai cấp" [8]. Từ 8.000 đến
172.000 người bị xem là "kẻ thù giai cấp" đã bị hành quyết. [9] Gareth Porter trong bài viết “Chuyện Hoang
Đường Của Cuộc Tắm Máu”, cho rằng số người chết chỉ là con số hàng ngàn [13]
nhưng luận điểm đó đã bị nhà sử học Robert F. Turner chỉ trích khi ông cho rằng
công bố đó (của ông Porter chỉ dựa trên những nguồn tài liệu chính thức của
cộng sản. Turner cho rằng số người chết "là chắc chắn trong trong hàng sáu
chữ số". [14] Tuy nhiên, ít nhất một nhà sử học, Edwin Moise, đã bảo vệ
luận cứ này, ông khẳng định rằng các tờ báo chính thức của cộng sản Bắc Việt là
"rất giá trị về thông tin" và "thể hiện một mức độ cao của tínhï
trung thực "khi so sánh với những thông tin của các nhà nước cộng sản
khác”. [15] Cựu giới chức chính phủ Bắc Việt Hoàng Văn Chí cũng trả lời Porter,
rằng: "Ông Porter nghiên cứu .... một vài tập tài liệu tuyên truyền do Hà
Nội xuất bản.... “Tôi đã sống qua toàn bộ quá trình ấy, và tôi đã mô tả những
gì tôi đã nhìn thấy tận mắt". Cả hai ông Hoàng Văn Chí và Turner đều lưu ý
rằng Porter chỉ có thể nói tiếng Việt (mặc dù tuyên bố của ông cho rằng các
nguồn tài liệu về cải cách ruộng đất đã dịch sai), và rằng đôi khi ông ta dựa
vào bản dịch tiếng Anh không chính xác của báo Nhân Dân, thực hiện bởi bộ phận
Phát thanh Thông tin quốc ngoại. (cũng là phương tiện tuyên truyền bằng tiếng Anh để khuyến khích các
nhóm chống chiến tranh). [16] [14]
Moise phủ
nhận Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong cải cách, nên không còn được
chấp nhận học bổng mới. [17] Gần đây học bổng từ Việt Nam cũng cho
thấy rằng một số lượng lớn các địa chủ đã bị ngược đãi nhiều hơn so với suy
nghĩ trước đây. [12]
Báo cáo từ
những người đào thoát khỏi miền Bắc vào thời điểm đó cho rằng 50.000 đã bị hành
quyết. Một nhà ngoại giao Hungary cho biết, 60.000 đã bị giết [18] Tài liệu
giải mật của Bộ Chính trị xác nhận rằng 1 trong 1.000 người ở Bắc Việt (tức là
khoảng 14.000 người) là chỉ tiêu tối thiểu mục tiêu để xử tử trong thời gian
của chiến dịch "giảm tô" trước đó; Số người bị giết trong nhiều giai
đoạn triệt để của cuộc "cải cách ruộng đất" có thể lớn hơn nhiều lần.
[19]
Ông Lâm Thanh Liêm, một giới chức thẩm quyền
về ruộng đất tại Việt Nam, thực hiện
nhiều cuộc phỏng vấn, trong đó các cán bộ cộng sản đã đưa ra những ước tính về
những mức độ hành quyết trong cải cách ruộng đất là từ 120.000 đến 200.000 vụ.
Con số đó phù hợp với "gần 150.000 ngôi nhà lớn nhỏ đã được phân bổ cho
người cư ngụ mới". [20]
Thành phần
Địa Chủ đã đã bị tùy tiện phân loại là 5,68% dân số, nhưng phần lớn đã bị xử
nhẹ hơn mức án tử hình.
Hồ sơ chính
thức kể từ khi đưa ra con số 172.008 "địa chủ " đã bị hành quyết
trong "cải cách ruộng đất", trong đó có 123.266 (71.66%) sau đó đã
được xác nhận là do phân loại sai [12] Nạn nhân đã được báo cáo là bị bắn, bị
chặt đầu, và bị đánh đến chết;. "Một số bị trói, bị ném vào một huyệt mộ
và bị ném đá cho đến khi họ tươm xác đến chết". [21]
Tổng số
người chết tính đủ thậm chí còn lớn hơn nhiều bởi vì gia đình nạn nhân bị chết
đói dưới chính sách "cô lập". [22]
Người cộng
sản đào thoát Lê Xuân Giao giải thích: "Không có gì tồi tệ hơn là nạn đói
của trẻ em trong một gia đình có cha mẹ bị đặt dưới sự kiểm soát của một đội
cải cách ruộng đất. Họ bị cô lập nhà, và
những người sống ở đó sẽ chết đói. tất cả trẻ em đều là những đứa vô tội. Không
có gì tồi tệ hơn thế. Họ muốn nhìn thấy toàn bộ gia đình phải chết ". [14]
Hoàng Văn Chí cho rằng có khoảng 500.000 người miền Bắc Việt Nam có thể đã
chết vì hệ quả của cải cách ruộng đất. [23]
Hơn 1 triệu
người Bắc người Việt Nam bỏ
trốn vào Nam,
một phần do các cuộc cải cách ruộng đất. [24] Người ta ước tính rằng có đến hơn
hai triệu người sẽ ra đi nếu họ không bị Việt Minh ngăn chặn lại. [25]
http://en.wikipedia.org/wiki/Class_enemies
[Bản dịch
của Song Nhị ]
Bản Anh
ngữ:
Land reform
in Vietnam
[From
Wikipedia, the free encyclopedia].
Land reform
in Vietnam was a program of
land reform in North Vietnam
from 1953 to 1956. It followed the program of
land reform
in China
from 1946 to 1953.
Thơ TIỂU MUỘI
Cô
Đơn
Người đàn
ơng đơn độc
Cơ đơn buồn
một mình
Trong căn
nhà xưa cũ
Khơng hơi
ấm người thân
Người đàn
ơng bĩ gối
Lặng lẽ
nhìn đêm thâu
Trong nhá
nhem sáng tối
Mặt trời đi
về đâu
Người đàn
ơng nhỏ bé
Mỉm cười
với tay mình
Trên cánh
tay gầy guộc
Vết thương
đời điêu linh
Người đàn
ơng ngồi đấy
Trên cánh
võng đong đưa
Ngóng người
mà không thấy
Một mình
trong ngày mưa
Người đàn ông
chẳng biết
Ngày mai
mình ra sao
Đôi khi
bâng quơ hỏi
Biển rộng
với trời cao!
The aim of
the land reform program was to break the power of the traditional village
elite, to form a new class of leaders, and redistribute the wealth (mostly
land) to create a new class that has no ownership. It was an element of the
Communist revolution. The reform led to allegations of many villagers being
executed, land being taken away even from poor peasants, and of paranoia among
neighbors. Several foreign witnesses testified to mass executions. [1][2] A
number of sources have suggested that about 30% of the "landlords"
executed were actually communist party members. [3][4][5][6][7] Former North
Vietnamese government official Nguyen Minh Can, told RFA’s Vietnamese service:
"The land reform was a massacre of innocent, honest people, and using contemporary
terms we must say that it was a genocide triggered by class
discrimination".[8]
Between
8,000 and 172,000 perceived "class-enemies" were executed.
[9][10][11][12] Gareth Porter wrote The Myth of the Bloodbath, claiming that
the death toll was only in the thousands [13] but was criticized by historian
Robert F. Turner for relying on official communist sources. Turner argued that
the death toll "was certainly in six digits." [14] Nevertheless, at
least one historian, Edwin Moise, has defended this practice; asserting that
the official communist newspapers of North Vietnam were "extremely
informative" and "showed a fairly high level of honesty" when
compared to those of other communist states. [15] Former North Vietnamese
government official Hoang Van Chi also responded to Porter, stating that
"Mr.
Porter
studies....a few propaganda booklets published by Hanoi.... I lived
Xem tiếp trang 159
***
CHU LYNH - VIETNAM FILM
CLUB PHỎNG VẤN NHÀ VĂN SONG NHỊ Về CCRĐ
[CHU LYNH
Chủ nhiệm Viet Nam Film Club Thực hiện]
- Chu
Lynh: Thưa Anh, tôi
vừa đọc xong phần Cải Cách Ruộng Đất từ cuốn sách của anh. Xúc động, nhiều chi
tiết cụ thể rất cần cho cuốn phim. Xin đề nghị một số câu hỏi, để được anh đóng
góp cho bộ phim tài liệu. Gia đình anh
bị đấu tố gồm những ai? Bị gán ghép vào những tọâi gì?
- Song Nhị.- Mục đích của CCRĐ là tiêu diệt các
thành phần trí địa phú hào (trí thức, địa chủ, phú nông, thân hào nhân sĩ). Đối
tượng để triệt hạ là chủ gia đình, là người chồng hay người vợï. Trong trường
hợp người chồng bị ốm bệnh, tàn tật thì người vợ là đối tượng bị đấu tố.
Trường hợp
gia đình tôi, bố tôi sau khi bị bắt đi “quản huấn” 3 tháng được thả về, ông nằm
liệt giường nên mẹ tôi bị bắt giam và đưa ra đấu tố. Tội trạng, theo đúng chủ
trương của CCRĐ gán cho thành phần địa chủ, bố mẹ tôi bị đấu tố: “Vợ chồng mày
làm chủ ruộng đất, không lao động sản xuất, ăn không ngồi rồi, phát canh thu
tô, chỉ tay năm ngón, ức hiếp, bóc lột nông dân...”.
Bản thân
tôi năm đó mới là học sinh Trung học nhưng cũng bị đem ra đấu tố trong một đêm
về tội “phá hoại đoàn thể, xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước, không
chấp hành điều lệ và sinh hoạt của đoàn thanh thiếu niên...”, mặc dầu lúc đó
tôi đang là trưởng ban văn nghệ ca múa và huynh trưởng phụ trách đội thiếu nhi.
Tôi bị cấm đến trường học, không được đi ra khỏi địa phương.
- Chu
Lynh: Xin anh thuật
lại một buổi đấu tố mà anh chứng kiến.
- SN: Hầu như các cuộc đấu tố đều diễn ra
cùng một cách thức như nhau. Người nào sau khi bị quy vào thành phần địa chủ là
liền bị bắt. Thường là họ bị trói và giữ tại nhà một bần cố nông do đội cải
cách chỉ định và du kích, công an canh giữ. Trong nhiều tháng họ bị đưa ra
trong các buổi họp gọi là đấu lưng” để hạch hỏi, tố cáo tội trạng, khủng bố
tinh thần và tra khảo của cải mà họ nghi là còn cất giấu. Ngày mà một địa chủ
bị đưa ra “đấu pháp” là một màn đấu tố
công khai, kết thúc số mệnh cá nhân và gia đình người địa chủ đó với một “Tòa
Án Nhân Dân Đặc Biệt” (TA.NDĐB).
Buổi đấu tố
cuối cùng được chuẩn bị từ nhiều ngày trước, dân chúng bị bắt buộc phải đến
tham dự, thường diễn ra từ ba đến bốn tiếng đồng hồ. Sau các màn đấu tố là bản
án do TA.NDĐB tuyên bố và các bản án tử hình luôn luôn được thi thành tại chỗ.
Tôi từng
chứng kiến ba, bốn buổi đấu tố và các phiên tòa xử địa chủ. Nếu kể ra hết sẽ
mất rất nhiều thì giờ. Tôi xin tóm tắt vài điển hình mà tôi đích thân chứng
kiến.
- Lần thứ
nhất là cuộc đấu tố địa chủ Võ Tá Tân ở xã Thượng Bình, diễn ra vào một buổi
tối trên bãi trống một ngọn đồi hoang. Đêm tối không có đèn dầu hay đèn điện mà
chỉ có những bó đuốc, ánh sáng lập lòe. Nạn nhân bị dẫn ra trói vào một cọc
tre, trước bàn chủ tọa gồm chánh án và các “bồi thẩm” TA.NDĐB. Một số bần cố
nông đã được chỉ định trước, lên chỉ tay vào mặt nạn nhân kể đủ thứ tội được
đội cải cách bắt học thuộc lòng trước. Thỉnh thoảng lại có những tiếng hô “Đả
đảo địa chủ gian ác!”, bắt nhịp cho người tham dự hô theo. Sau những màn đấu
tố, chánh án TA.NDĐB đọc bản cáo trạng và tuyên án tử hình, tịch thu toàn bộ
tài sản. Nạn nhân được mở trói và kéo tới trói vào một cọc tre cách đó vài chục
mét, gần đó một lỗ huyệt đã được đào sẵn từ chiều. Mấy phát súng xé màn đêm,
phá vỡ sự im lặng của đám đông. Mấy tiếng hô “đả đảo địa chủ gian ác” rời
rạc... Đó là phiên tòa đầu tiên và người địa chủ đầu tiên bị hành quyết nên
“may mắn” còn có được một cỗ quan tài thô sơ.
- Một địa
chủ khác bị đưa ra đấu tố tại sân trường tiểu học vào một buổi chiều ở thời
gian cao điểm của cuộc CCRĐ.
- Chu
Lynh: Tính chất dã
man của CSVN trong CCRĐ nằm ở những khía cạnh nào?
- SN:
Theo tôi, tính chất dã man trong việc thực hành CCRĐ thể hiện ở chỗ họ
đã biến con người mất hết nhân tính, nhẫn tâm, vô cảm trước nỗi thống khổ, đau
thương của đồng loại, mà nạn nhân là đồng bào, cùng chung làng, chung xóm, từng
quen biết qua lại với nhau.
- Thông thường, khi một người bị thiên tai,
hoạn nạn thì láng giềng, chòm xóm ra tay cứu độ, an ủi, giúp đỡ, nhưng ở đây
chính những người láng giềng, chòm xóm lại giáng những đòn tai họa xuống những
người gần cận với mình để đạt mục đích cướp của giết người.
- Tính dã
man còn thể hiện ở tính hành hạ tinh thần, làm đau đớn hơn những vết chém vào
da thịt khi người ta ướm mớm, cổ vũ, đốc thúc con cái đấu tố cha mẹ, gọi cha mẹ
bằng mày và xưng tao; anh em ruột thịt, họ hàng tố láo, cáo gian nhắm vào anh chị
em, bà con cùng huyết thống chỉ vì nghe theo lời hứa hẹn, dụ dỗ, răn đe của Đội
Cải Cách.
- Cộng Sản
cũng đã biến cải những người nông dân bình thường chất phác, một sớm một chiều
trở thành những đao phủ thủ giết người không gớm tay. Trong những vụ xử tử địa
chủ, sau khi nạn nhân bị bắn, đám bần cố nông cốt cán xúm lại mở giây trói, kéo
lê xác chết, hè nhau vứt xuống hố, tay chân, quần áo họ đính đầy máu và họ lấy làm hả hê như đã lập được một “kỳ
công”!
Ngoài ra,
những người tham dự chứng kiến cảnh giết người rùng rợn ấy thay vì mủi lòng
thương cảm thì họ phải hô “đả đảo địa chủ” theo tiếng hô được một cán bộ xướng
lên...
- Chu
Lynh: Sau CCRĐ,
thảm cảnh nông thôn miền Bắc như thế nào?
- SN: Qua thực trạng mà tôi chứng kiến và
trải nghiệm tại vùng quê tôi và qua tài
liệu tôi đọc được thì tình trạng nông thôn miền Bắc nói chung cùng một thảm
cảnh như nhau. Tất cả các mặt Xã hội, Kinh tế, Luân lý Đạo đức, Văn hóa... đều
suy thoái một cách thảm hại, trong đó Văn hóa và Luân lý đạo đức bị phá sản,
xói mòn từ nền tảng.
- Về mặt xã
hội, ngoại trừ một số bần cố nông cốt cán, phần đông người dân thôn quê khép
mình tuân thủ mọi chủ trương của Đội Cải cách để được yên thân, nhưng trong
thời gian phát động, thi hành CCRĐ và sau khi hoàn thành phong trào, chia quả thực,
rồi sửa sai, họ hoang mang giao động, khi nào cũng sống trong lo sợ, sa sút
tinh thần. Tôn ti trật tự có từ nghìn xưa hoàn toàn bị đảo lộn. Mọi giềng mối
liên hệ giữa người với người sụp đổ. Mọi người sống xa lánh, nghi kỵ và thậm
chí thù ghét lẫn nhau. Những người già cả không còn được gọi là Cụ, là ông, bà
như trước. Một đứa trẻ sáu, bảy tuổi gọi một người lớn là mày, là nó một cách
tự nhiên. Cha mẹ không dám nói bất cứ điều gì công khai, vì sợ con cái đi méc
với cán bộ, với đoàn thể. Anh em, họ hàng không còn tin nhau, trừ một số ít
hiểu biết tìm cách liên lạc chuyện trò kín đáo.
- Về mặt
Kinh tế, không lâu sau khi kết thúc CCRĐ, tịch thu tài sản địa chủ và chia “Quả
thực”, liền sau đó có chỉ thị thành lập Hợp Tác Xã Nông nghiệp. Toàn bộ ruộng
đất trâu bò của địa chủ và các loại công điền, công thổ chia về cho các Đội Sản
Xuất, điều động các xã viên canh tác theo chủ trương “Làm chung hưởng riêng”.
Sau mỗi vụ
mùa, lúa thu hoạch về chứa trong những kho lúa đồ sộ, kiên cố, tường cao cổng
kín của hợp tác xã (HTX) do một thủ kho đảm trách quản lý. Số lúa thu hoạch sau
khi tính trừ các khoản quỹ và thuế nông nghiệp, số còn lại chia cho mỗi xã
viên, được trả 300gram thóc cho mỗi ngày công. Chỉ sau vài vụ mùa nông dân bắt
đầu lâm vào cảnh thiếu thốn đói khổ. Họ chán nản thất vọng, bỏ HTX kiếm kế khác
sinh nhai, vào rừng chặt tre, nứa về bán... Trâu bò tịch thu của địa chủ giao
cho HTX ngày càng gầy nhom, bệnh tật, sau một hai mùa đông là ngã quỵ, xã viên
làm thịt chia nhau ăn. Các loại dụng cụ sản xuất dần dà thất thoát, tiêu hao...
HTX âm thầm phá sản. Toàn xã hội chỉ còn một giai cấp vô sản, nghèo tận mạng.
- Về mặt
Văn hóa, và Luân lý Đạo đức, qua chủ trương thi hành trong cuộc CCRĐ - nói theo
từ ngữ của cộng sản là giai đoạn quá độ trong chính sách nhằm phá vỡ toàn bộ
truyền thống văn hóa và đạo lý Việt Nam.
Trước CCRĐ,
vào những năm 1950 - 51 chính sách hợp tự là bước đầu nhằm triệt hạ các cơ sở
tôn giáo bằng cách “rước” đồ thờ tự từ các đình chùa, đền miếu đến tập trung
thờ ở một ngôi đền nào đó. Những đền bị “hợp tự” chính quyền cho tháo dỡ, đất
bỏ hoang. Một vài nơi nhà nước trưng dụng làm trụ sở Ủy Ban Hành chánh, đến
thời kỳ CCRĐ dùng làm đấu trường, “hành tội” địa chủ. Vấn đề tín ngưỡng mặc
nhiên cấm kỵ đối với lớp người có tuổi và hoàn toàn xa lạ với lớp trẻ ở nông
thôn, ngoại trừ giáo dân Thiên Chúa giáo vẫn lặng lẽ đến nhà thờ cầu nguyện.
Với chủ
trương xúi giục, cổ vũ con đấu cha, vợ tố chồng, nền tảng đạo lý kỷ cương gia
đình nghiêng ngửa, suy đồi.
Những chuẩn
mực luân lý, đạo đức từ nghìn xưa truyền lại như: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/
Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Thương người như thể thương
thân”; Hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng..; “Thấy người
hoạn nạn thì thong..” v.v.. Tất cả bị xóa bỏ để biến con người trong xã hội mới
thành những kẻ lừa đảo, gian dối, chụp giựt, chai lì, bất nhẫn trước mọi khổ
đau, bất hạnh của tha nhân. Tình trạng đó hiện nay không còn ở trong phạm vi
nông thôn mà đang phổ biến khắp cả nước từ thành đến tỉnh, ở mọi lớp người. Và
chủ trương của người Cộng sản nhằm làm thui chột, tê liệt và băng hoại đời sống
tinh thần trong sáng của người dân đã bước qua thời kỳ quá độ.
*Song Nhị/
30 tháng Tư 2011
***
HÀ VIỆT TĨNH
Hồi Ức Của Một Nhân Chứng Và Nạn
Nhân Trong CCRĐ
Thời kỳ
CCRĐ tôi ở tuổi 15, 16, lứa tuổi còn “vô tư” nhưng đã đủ hiểu biết để ghi nhận
mọi chuyện xẩy ra xung quanh trong xóm làng. Năm 1954 khi có hiệp định đình
chiến, mọi người dân quê tôi chỉ biết mơ hồ là “không còn sợ máy bay Pháp ném
bom nữa”. Một không khí âm ỉ như làn khói bùng lên dành cho CCRĐ, một năm sau
không khí đó sục sôi mà ngột ngạt, mọi người như câm nín dưới sức nặng đè nén
của những “ông đội” và đám bần cố nông đang được tẩy não để bơm vào ý thức căm
thù giai cấp với đủ thứ tội ác tưởng tượng do “ông đội” soạn thành bài học
thuộc lòng cho cuộc đấu tố những người mà trước đó không bao lâu họ còn nhờ vả
nương cậy trong tình chòm xóm.
Bố tôi năm
18 tuổi là bí thư chi bộ (cs) xã, một năm sau đó bỏ đảng khi
chứng kiến
những màn khủng bố cướp của giết người do lệnh từ trên ban truyền xuống. Sau
cách mạng tháng Tám, e ngại bị trả thùø, ông gia nhập Liên Việt (Việt Minh) làm
tới chủ tịch Liên Việt Xã, ủy viên Liên Việt huyện. Năm 1953 khi biết tin bà
Nguyễn thị Năm bị xử tử, tôi thấy bố tôi thường ngày thầm thì với mẹ tôi (vì
không dám cho con cái biết, sợ bị lộ chuyện, và có khi sợ con cái đi báo cáo
với nông dân). Sau đó (tôi không khớ thời gian bao lâu) bố tôi đang làm việc
tại Ủy ban xã thì bị gọi ra trường tiểu học Thượng Bình
cùng với
bốn người khác, bắt ra đứng sắp hàng giữa sân, người cầm đầu toán du kích mang
súng trường tuyên bố : “các anh là những người có tội với nhân dân. Từ nay các
anh không được đi ra khỏi địa phương....”. Sau đó họ giữ lại một người là ông
Võ Tá Tân, còn 4 người khác cho về quản thúc tại gia.
Không lâu
sau đó ông Võ Tá Tân bị đem ra xử bắn. Đêm xử bắn họ tập họp dân trong làng và
bắt buộc tất cả gia đình bị quy địa chủ ra ngồi trên một ngọn đồi, nơi lập “Tòa
án nhân dân đặc biệt” với chánh án Lê Minh là một thanh niên đi chăn bò, chưa
bao giờ đến trường, mù chữ.
Một cọc tre
đã đóng sẵn từ chiều, có một cái hòm ọp ẹp để bên cạnh. Khi chánh án đọc “bản
cáo trạng” mấy câu thuộc lòng và tuyên bố tử hình, nạn nhân bị bốn du kích mang
súng dài xốc tới kéo thốc trói vào cọc tre. Người em ruột nạn nhân là ông Võ Tá
Thiều la lên một tiếng “Trời Ơ!!” tiếng than la dội lên trong đêm khuya trên
ngọn đồi hoang, một không khí nặng nề ngột ngạt, không có tiếng vỗ tay nào. Ông
Thiều bị bắt dẫn đi ngay lập tức. Nạn nhân bị bắn sau khi bị trói dựng lên cọc
tre xong. Mấy tiếng súng lạc lõng giữa đêm khuya
Tôi đi với
người bạn học từ bậc tiểu học. Anh ta tên là Tùng, con một bần cố nông, tôi đi
theo để được Tùng che chở. Không ai để ý đến sự hiện diện của tôi, con một địa
chủ đã bị quy thành phần.
Mấy tháng
sau bố tôi giả vờ bị điên loạn, hằng ngày, mỗi buổi sáng ông dùng một cái đòn
gánh, một đầu đòn gánh buộc một cục gạch, một đầu buộc một cái mõ lấy ở chùa đi
lang thang trong xóm, vừa đi vừa đọc ê a những câu kinh Phật. Một hai tháng sau
ông nói với mẹ tôi “điên nó cũng bắn” và sắp đặt giả vờ ốm bệnh nằm liệt giường
suốt một năm trước ngày bị đưa ra đấu tố.
Ngày “đấu lưng” (đấu thí điểm trước ở trong xóm) bố tôi bị khiêng lên
đấu trường nhưng không thể dựng một người ốm liệt giường lên để đấu tố nên cho
con cái khiêng về nhà, và mẹ tôi biï bắt trói treo lên cây bưởi cạnh sân trước
nhà một bần cố nông tên là Hòa Đèo để khảo của. Khi thấy mẹ tôi bị tím bầm họ
cắt giây cho rớt xuống rồi bắt đi giam ba ngày đêm ở nhà một bần cố nông, trước
khi bị đem ra đấu trường lần thứ hai.
Ngày bị đấu
tố mẹ tôi bị bắt quỳ trên hai tảng đá ong chồâng lên nhau.
Chỉ có vài
ba bần cố nông được sắp đặt trước nhảy xổ lên đấu tố mẹ tôi.
Thấy không
có ai “sốt sắng” lên đấu, họ xúi Chị Thoan người giúp việc cho bà nội tôi lên
đấu, chị Thoan bước lại mấy bước nhìn mẹ tôi rồi quay lui, lẩn vào đám đông. Họ
lại đẩy chị dâu tôi lên, bảo “chị làm dâu nhà nó nhiều năm rồi, chị biết nó độc
ác chị lên đấu tố nó đi! Chị dâu tôi cũng bước vài bước rồi quay lui. Sau ba
đêm đấu tố mẹ tôi bị giam giữ thêm hai ngày đêm nữa mới cho về mái nhà tranh ọp
ẹp.
Mẹ tôi
“đóng vai Lê lai” để cứu bố tôi.
Bố tôi đã
thủ sẵn một gói thuốc độc trong người, sẵn sàng để tự tử nếu bị bắt khiêng đem
vào tù. Bố tôi nhất định “một ngày vào tù cộng sản cũng không”.
Đang nằm
chờ số phận thì một đêm khuya người anh họ tôi, gọi bố tôi là chú (đang trốn
trong rừng từ gần một năm qua vì bị quy tộâi “phản động”) tìm đến đưa bố tôi
cùng vượt thoát thành công sang Lào.
Sau CCRĐ,
nhà cửa tài sản bị tịch thu, chúng tôi được cho đến ở một gian nhà tranh lụp
xụp dột nát, không đủ tấm che mưa gió. Và sau khi bố tôi vượt thoát, chúng tôi
bị truy hỏi và khốâng chế từng ngày. Nhưng sáu tháng sau, tháng 1-1957, bố tôi
cho người từ Lào về trong đêm khuya đem cả gia đình tôi vào rừng, vượt Trường
Sơn trốn sang Lào.
Cuộc đời
bỗng chốc hoàn toàn thay đổi từ cõi chết sang chốn an bình, tự do, no ấm, tương
lai rực rỡ đón chờ.
Tháng
4-1960 tôi bay từ Paksé về Sài Gòn tiếp tục con đường học vấn. Cuối năm, bố mẹ,
gia đình tôi cùng về Sài Gòn - Miền Nam Tự Do - một cuộc đổi đời ngoạn mục Tổ
tiên, Trời đất ban cho để có ngày hôm nay...
* Hoa Kỳ,
6/2018
No comments:
Post a Comment