THƠ Hùng Vĩnh Phước
Xa Xót Tháng Tư
Mặt trời trốn sau chân núi
Tôi trốn nỗi buồn sau câu thơ
Xa xót trốn sau tháng tư
Con số bốn mươi hững hờ dễ ghét!
Thời gian trôi qua không thèm biết
Tang thương phủ dày quê hương
Khi không, làm người bỏ cuộc
Từng nhát cô đơn chém xuống hồn mình.
Tháng tư lắng lòng tưởng niệm
Mùi hương thời cũ thơm đưa...
Mong sao lần này lần cuối
Tháng tư xa xót đủ rồi!
Hùng Vĩnh Phước
Lảo Đảo Tháng Ba
Tháng ba một mình chạy trên đồi ký ức
không gió không mây không một sắc màu
cứ chạy mãi những vòng vô vọng
như kiếm tìm mà chẳng biết kiếm tìm chi
Mọi thứ đi qua, ngày tháng đi qua
giật mình thấy tháng ba lảo đảo
Ban Mê Thuột mất đi từ dạo nảo dạo nào
khi người-anh-em-làm-giặc quay về gây khổ
Tôi từ buổi sáng ấy ra đi
xuôi ngược mãi vẫn không quay về được
tháng ba rồi tháng tư
ôi những tháng làm buồn đau đất nước
có đứa bạn đi tù
có đứa bon chen đội nón cối dép râu
cố nhuộm hoài mà vẫn ló tim đen
dù có khoác trăm nghìn màu chói đỏ!
Bốn mươi năm trôi qua
chưa làm được điều gì như mơ ước
trôi dạt dật dờ, bỏ xứ vô nam, rồi giã từ đất nước
hôm nay quay lại nhìn
thì đã hết tháng ba
tôi đã đi xa, xa nước xa nhà
xa tất cả chỉ gần kề đau xót
những dối trá điêu ngoa làm cuộc đời tan nát
mà thời gian cứ vô tình cứa cứa trái tim tôi.
Hùng Vĩnh Phước
Chiến
Tranh Việt Nam
Và Tôi
Lòng đá
cạn phơi một bầy đá cuội
Rừng giáp
rừng gió thổi, cỏ lông măng
Đoàn quân
anh đi những bóng cọp vằn
Bốn chuyến
di hành một ngày mệt ngất
Dừng quân
đây nói chuyện tiếu lâm chơi
Hãy tựa
gốc cây, hãy ngắm mây trời
Hãy tưởng
tượng mình đang đi picnic
Kẻ thù ta
ơi, các ngài du kích
Hãy tránh
ra xa đừng chơi bắn nheo
Hãy tránh
ra xa ta xin xí điều
Lúc này
đây ta không thèm đánh giặc
Thèm uống
chai bia, thèm châm điếu thuốc
Thèm ngọt
ngào giọng hát em chim xanh
Kẻ thù ta
ơi những đứa xâm mình
Ăn muối đá
và điên say chiến đấu
Ta vốn
hiền khô, ta là lính cậu
Đi hành
quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong
đầu những ý nghĩ trong veo
Xem cuộc
chiến như tai trời ách nước
Ta bắn
trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn
phần ngươi xui khiến đó thôi
Cuộc chiến
này cũng chỉ một trò chơi
Suy nghĩ
làm gì cho lao tâm khổ trí
Lũ chúng
ta sống một đời vô vị SONG NHỊ
Bài Thơ Viết
TRẦN VẤN LỆ
NGÂN GIANG
Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau
Chọn trời đêm làm nơi đốt hỏa châu
Những cột khói giả rồng thiêng uốn khúc
Mượn bom đạn chơi trò pháo Tết
Và máu xương làm phân bón rừng hoang./
Nguyễn Bắc Sơn
Bài Thơ Viết
Trước Cổng
Trướng Vạn Hạnh
Tặng Các Bạn một thời trong khuôn
viên trường cũ.
Tôi trở về
thăm lại trường xưa
Khuôn viên
cũ đã thay lề đổi thói
Câu Duy Tuệ
(*) xoáy lòng người nhức nhối
Từng nỗi
buồn thấm lạnh từng cơn
Tôi trở về
văng vẳng nỉ non
Ngọn tháp
rưng rưng giữa chiều cuối hạ
Rên rỉ oán
hờn
Quằn quại
hồn Chiêm quốc
Mười năm
núi lở đá mòn
Mười năm
hồn người nhập viên đá cuội
Chìm lặng
giữa dòng sông
Từng đợt
sóng ngược dòng cuồn cuộn
Kéo tan
hoang một cõi cơ đồ
Tôi trở về
thăm lại trường xưa
Trong thác
nguồn của thời Vọng Nghiệp
Cuốn đời
theo thiên tai
Ngỡ ngàng
hư thực
Mở cửa chân
như: Lệ thấm Phật đài !
Tôi trở về
thăm lại người xưa
Người xưa
xuống núi
Tôi lục lọi
từ hư vô
Tìm sắc
hoàng y một thời rạng rỡ
Người năm
xưa tán lạc mơ hồ
Ôm kinh
điển trá hình vào cõi tục
Đám sinh đồ
nhìn theo lơ ngơ
Gẫm từng
trang Thị Nghiệp (*)
Tôi trở về
thăm lại trường xưa
Cổ tháp rêu
phong giữa đời gió bụi
Bầy chim
nhỏ ẩn mình sau mái ngói
Kinh sách
cuộn mình phủ bụi nằm mơ
Tôi trở về
thăm lại trường xưa
Hồn mê mải
góc giảng đường thư viện
Một thuở
lòng say mê
Một thuở
đời rộn rã ...
Mười năm
tơi tả tôi về
Chập chờn
ác mộng
Thiện ác
chân giả lập lờ
Một cõi
trần ai nhốn nháo
Bặt tiếng
kinh cầu
Trời đất
hoang sơ./
Song Nhị/ Sài
Gòn 1985
(*) Duy Tuệ /Thị Nhgiệp là châm ngôn trên logo
Đại Học Vạn Hạnh
TRẦN VẤN LỆ
Đà lạt Ban
Mê Một Nỗi Niềm
Đàlạt,
nhiều khi tôi nhớ quá
Buồn chân
leo miết một đồi thông
Thông đây,
ba lá như Đàlạt
Cũng mướt
xanh và.. cũng nhớ nhung!
Ba lá
thông xanh một thuở nào
Tôi còn
trai trẻ mắt xanh xao
Cả rừng
thông ẩn trong đôi mắt
Mỗi tiếng
thông reo một ngọt ngào
Tôi nói ở
đâu? Trong lớp học
Ngoài kia
cửa sổ một rừng thông
Rừng thông
ba lá, em chơi đó
Trang vở
nằm phơi bên cánh song...
Em vào lớp
trễ, tôi không phạt
Em lại
buồn so, nghĩ cũng kỳ!
Hồi đó,
tôi không tha thiết dạy
Biết mình
sắp lính, đợi ngày đi...
Hồi đó em
hay nhặt lá thông
Tách ra ba
lá, nói... chia lòng:
Một em cho
bố, hai cho mẹ
Còn một em
dành cho biển sông
Em nói kề
vai bên chị bạn
Tôi nghe
mà mỉm nụ cười thôi
Chao ôi,
ba lá đem chia vậỵ
Mai mốt
tôi đi lạc cuối trời
Mai mốt...
không ngờ tin tới sớm
Lệnh trình
diện gấp và tôi xa.
Rừng thông
Đàlạt làm sao nhỉ?
Tôi Thủ
Đức nhìn mây trắng qua...
Mây qua
đồi cỏ Tăng Nhơn Phú
Mây tụ
thành mưa Cát Lái kìa
Màu trắng
của mưa, màu trắng
Áo, học
trò, nhớ lắm, gọi trong mê...
Chín tháng
quân trường, tôi vuốt mặt
Giã từ hào
rãnh vuốt tê tay
Cầm tờ
quân lệnh đi lên núi
Ngơ ngác
Ban Mê nhớ mãi ngày...
Ngày đó,
rừng thông tôi để xuống
Ba lô và
cái nón bê rê
Tôi đi tìm
nhặt thông ba lá
Thương nhớ
trường xưa, biết khó về...
Chiếc lá
thông chia mấy ngả buồn
Chia lòng
tôi tới tận tha hương...
Em ơi,
Đàlạt, em khôn lớn
Chắc cũng
hết rồi chuyện nhớ thương?
Sáng nay
tôi bước trong rừng lạ
Mà rất
quen vì giẫm lá thông
Thông Mỹ,
cầm chia ba lá rẽ
Hướng nào
quay ngược một con sông?
Hướng nào
em ở trên đầu dốc
Ngó xuống
trường xưa nghĩ ngợi gì
Phòng học
mở hay là khép cửa
Từ khi
Thầy bỏ đó Thầy đi...
Trưng Nữ
Vương
Thù hận
đôi lần chau khóe hạnh
Một trời
loáng thoáng bóng sao rơi
Dồn sương
vó ngựa xa non thẳm
Gạt gió
chim bằng vượt dặm khơi
Ngang dọc
non sông đường kiếm mã
Huy hoàng
cung điện nếp cân đai
Bốn phương
gió bãi lùa chân ngựa
Tám nẻo
mưa ngàn táp đóa mai
Máu đỏ cốt
xong thù vạn cổ
Ngai vàng
đâu tính chuyện tương lai
Hồn người
chín suối cười an ủi
Lệ nến năm
canh rỏ ngậm ngùi
Lạc tướng
quên đâu lời tuyết hận
Non Hồng
quét sạch bụi trần ai
Cờ tang
điểm tướng nghiêm hàng trận
Gót ngọc
gieo hoa ngát mấy trời...
***
Ải Bắc
quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng,
khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi,
điện ngọc bơ vơ quá
Trăng
chếch ngôi trời bóng lẻ soi...
1939
Phan Thị Ngôn Ngữ
Bài thơ “Tuổi Thơ Con là Chỗ Ngoại Nằm” là một trong những
“tuyệt tác” của Ngôn Ngữ. Mỗi dòng thơ là mỗi hàng kỷ vật cổ kính lộng lẫy
chưng bày trong ngôi nhà thừa tự của các danh gia thế phiệt ngày xưa. Những lọ
sơn, thỏi mực tàu, những giấy điều giấy bổi, những nghiên mực, những ngọn bút
lông… những câu thơ Lục Vân Tiên, những câu Kiều lẩy; những thơ Lý Bạch, Thôi
Hạo, Đỗ Phủ thời Thịnh Đường, với giọng ngâm nga dìu dặt của ông ngoại cho đến
ngõ trúc vườn cau đã thấm vào tâm hồn nhà thơ suốt thời thơ ấu:
TUỔI THƠ
CON LÀ CHỖ NGOẠI NẰM
Từ khi rời
quê ra phố chợ
Có đôi lần
con trở về thăm
Tuổi thơ
con là chỗ ngoại nằm
Chiếc
chõng tre kê đầu hiên vắng
Chiếc võng
gai mấy mùa mưa nắng
Mỗi trưa
ngồi – con nhổ tóc sâu
Trong
tiếng gù gù của lũ chim câu
Ngoại dắt
con qua từng trang Kiều lẩy.
Câu Lục
Vân Tiên như mái dầm mái đẩy
Giọng
ngoại chèo lúc nhặt lúc khoan
Để hồn con
là cánh vụ quay tròn,
Rồi ngủ
rụng trên vai còm của ngoại.
Bên bộ ván
đã bao đời chìm nổi
Những lọ sơn – những thỏi mực tàu
Những tờ
giấy điều, giấy bổi vàng thau
Cũng úa ố
theo tuổi già của ngoại
Vết mực
loang đọng trong lòng nghiên tối,
Ngọn bút
tà nên cũng chẳng buồn chăm
Tuổi thơ
con là chỗ ngoại nằm
Có thời
Xuân Thu đi về qua trang sách
Có thủa
Thịnh Đường vang vang trên vách
Dốc bầu
thơ Lý Bạch ngửa nghiêng sầu
Trong con
– ngoại là ngõ trúc ngọn cau
Là bóng
hạc trên mái đình rêu phủ
Là chiếc
nôi êm ru hồn con ngủ
Giữa vòng
tay quê không bến không bờ…
Phan Thi
Ngôn Ngữ
(Trích thi
phẩm Vọng Khúc của PTNN)
No comments:
Post a Comment