VAI TRÒ NỮ
GIỚI TRONG CÔNG CUỘC
PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TOÀN CẦU
Gender
Equality and Gender Equityl
Women's
Role in the Development of Globall Economy
Thuy-Khue Tran
Bản dịch của Tiêu Duy Anh
Bản nghiên cứu đề tài trên đây do VITAL VOICES – Global
Partnership, một tổ chức phi chính phủ (Non Government Organization - NGO) đề
xướng vào dịp Hè 2011. Có 2000 Sinh Viên các trường đại học tại Hoa Kỳ
gởi bài dự thi. Trong phần sơ khảo, bài viết của năm (5) Sinh viên được chọn
trao Giải thưởng “Discover Prize” 2011 bằng hiện kim, vé máy bay và khách sạn.
Lễ trao giải Sơ Khảo đã được tổ chức vào tuần lễ đầu tháng 11/ 2011 tại thành
phố Chicago.
Để chọn giải chung khảo, năm tiểu luận trúng giải nói trên
được trao cho các vị Đại sứ của năm nước nhân dịp lễ nhậm chức tân Tổng thống Chile đọc và
cho điểm. Kết quả, bài tiểu luận của Thụy-Khuê, 19 tuổi, SV năm thứ hai ngành
Kinh Tế Tài Chánh tại Đại học University of Chicago được điểm cao nhất trong số
hai ngàn bài dự thi. Lễ phát giải thưởng “Annual Global Leadership Award” này
sẽ được tổ chức vào ngày 6 tháng 6 -2012 tại Trung Tâm Trưng bày Nghệ Thuật
John F. Kennedy , Washington D.C. có sự tham dự của nữ Ngoại Trưởng Hillary
Clinton và một số nữ chính khách Hoa Kỳ và các nước.
Tap chi Nguon Xin cống hiến bạn đọc bài tiểu luận đã được
dịch giả Tiêu Duy Anh chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Mọi người đều thừa nhận là phụ nữ thường sống bên lề xã hội
và bên lề cuộc sống, ít tiếp cận với nguồn của cải và ít có cơ hội nên không
phát huy được tiềm năng của mình. Cộng đồng thế giới đang kêu gọi những nhà
lãnh đạo chính trị, những nhà hoạt động giáo dục; hoặc bất cứ người nào hãy lên
tiếng đòi hỏi đẩy mạnh phong trào phụ nữ đương đại. Đó là cuộc đấu tranh giành
lấy những cơ hội hiếm có. Đây là thời điểm cần chú ý đến lời kêu gọi và thừa
nhận phụ nữ là lực lượng dự trữ lớn nhất chưa được khai thác sức mạnh, trí
thông minh, tính sắc sảo để phát triển.
Thảo luận về những bước tiến hành nam nữ bình đẳng trong một
nước đang phát triển như Rwanda và có thể vận dụng những bước đi như vậy ở
Niger, một nước rất thấp về chỉ số phát triển con người để chứng tỏ sự công
bằng nam nữ sẽ ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế, như là thu hẹp sự bất công
tương đương với việc tăng cường cạnh tranh kinh tế. Kết luận này có ý nghĩa
giải thích và đề cao nam nữ bình đẳng là một vấn đề kinh tế hơn là vấn đề thuần
túy nhân quyền. Có lẽ vì quan điểm này mà sự công bằng nam nữ trong giáo dục, y
tế, và trao quyền cho phụ nữ sẽ được công nhận. Điều tra những hệ quả như vậy
là do trước hết biết phân tích sự khác biệt và tính tương quan giữa nam nữ bình
đẳng và công bằng nam nữ.
Mặc dầu nam nữ bình đẳng và công bằng nam nữ là những khái
niệm rất khác nhau và không thể chuyển hóa cho nhau được, nhưng những khái niệm
đó vẫn có tính tương quan với nhau vì giành được quyền nam nữ bình đẳng sẽ dẫn
đến sự phát triển công bằng nam nữ. Về phương diện này, định nghĩa về giới tính
có nghĩa rộng hơn vấn đề những đặc tính khác nhau về sinh học. Định nghĩa đó có
liên quan đến thuộc tính kinh tế, xã hội, văn hóa và cơ hội gắn liền với nam
hoặc nữ (Spierenburg và Wels
85). Những quy tắc văn hóa và xã hội giải thích các sự việc như quần áo, cách
đối xử, nghề ngiệp, tham vọng và tài năng nào thích hợp với phụ nữ. Những mong
đợi này là những giới hạn vô hình mà phụ nữ phải đối phó hàng ngày. Tuy nhiên,
bộ máy xã hội tạo nên ước mong của nam nữ cũng không thể đem lại cho họ sự bình
đẳng, và cuối cùng là công bằng nam nữ. Hiểu biết nam nữ bình đẳng bao gồm nam
nữ đều vui thích như nhau về những hàng hóa có giá trị xã hội, về những cơ hội,
của cải và phần thưởng, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn giống nhau (Dodhia,
Johnson và Secreturiat 33).
Có cùng một cơ hội trong cuộc sống là bước đầu để nam nữ
cùng chia sẻ quyền lực, ảnh hưởng và mọi lãnh vực của cuộc sống. Mặc dầu có
được nam nữ bình đẳng là có tất cả phương tiện và các thứ quyền, vẫn chưa thể
bảo đảm sự Công bằng, Bình đẳng - là một thuật ngữ có tính khách quan, có nghĩa
trắng đen rõ rệt, không giải thích nhu cầu và kinh nghiệm khác nhau giữa nam
nữ. Bình đẳng nam nữ không thích hợp với những dị biệt đó. Ví dụ người cha và
người mẹ rời khỏi nơi làm việc, cả nam và nữ đều có quyền nghỉ phép năm ngày
bằng nhau. Tình trạng rõ ràng là bình đẳng, thế mà vẫn còn bất công. Chỉ cần
đối xử bình đẳng mà vẫn không thích nghi với tính dị biệt quan trọng nam nữ có
thể ảnh hưởng đến hệ quả của cách cư xử bình đẳng. Trái lại, công bằng nam nữ
có nghĩa đầy đủ hơn nam nữ bình đẳng.
Công bằng nam nữ xem xét tính dị biệt nam nữ và cho ta
phương pháp rút ra cái lợi từ sự bình đẳng. Công bằng có hàm ý vô tư trong cách
cư xử của hai giới tính. Đây là một từ được tiêu chuẩn hóa bao gồm những sắc
thái của nhu cầu cân bằng sân chơi cho tất cả. (Ground và Valodia 8). Công bằng
nam nữ không phải là một mẫu mực đúng hay sai mà chỉ là sự đền bù cho phụ nữ
những điều kiện bất lợi có tính lịch sử và xã hội. Vì vậy, khi có cơ hội họ
phải được hưởng lợi. Để thực hiện sự bình đẳng đích thực đến mức cao nhất, luật
pháp và chính sách cần vượt lên trên sự quy định về công bằng, cần giải thể quy
chế thấp kém của phụ nữ và lưu tâm đến những thiệt thòi mà phụ nữ phải chịu
đựng với tư cách là công dân hạng hai.
Trong khi nam nữ bình đẳng là quan yếu, nhưng chưa giúp phụ
nữ vượt qua sự phân biệt và thiên kiến dựa theo giới tính. Nam nữ bình
đẳng sẽ dẫn đến sự công bằng nam nữ. Nam nữ bình đẳng thể hiện trong hàng loạt
các quyền chính trị, kinh tế, dân sự, xã hội và văn hóa, nhưng công bằng nam
nữ là trao quyền cho phụ nữ sử dụng những quyền đó để hoàn thành triệt để
tiềm năng của mình. Nếu vì nhiệm vụ chính trị và cộng đồng, thì lúc đó các quan
điểm văn hóa, truyền thống và tôn giáo phải được kiểm nghiệm để thay đổi nhằm
nâng cao ngang bằng nam giới và thậm chí còn hơn nữa.
Khi một dân tộc quyết định cải tiến quyền phụ nữ trong nước,
là đồng thời họ cũng nâng cao phúc lợi cho đất nước.
Bất chấp thân phận là một nước nghèo đang phát triển, Rwanda đã giành
những bước tiến phi thường nhằm nâng cao nam nữ bình đẳng qua những lần tiếp
cận với chính giới, y giới, và giáo giới. Phong trào phát triển nhanh và cải
tiến nam nữ bình đẳng một lần nữa được đưa vào lịch trình chính trị của Rwanda
khi “Tổ chức Phi chính phủ và Phụ nữ Bình dân” gặp những đại diện của Bộ Giới
Tính và Phụ Nữ trong cơ quan Phát Triển và Diễn Đàn Nữ Nghị Sĩ để đưa ra những
chi tiết làm cho hiến pháp nổi bật phái tính và tăng cường đại diện phụ nữ
trong chính phủ (Ballington 158).
Sự cộng tác giữa thành viên cộng đồng và các viên chức nhằm
giải quyết tốt hơn phúc lợi nhân dân đã nâng cao nam nữ bình đẳng và phát triển
con người. Tầng lớp vô sản cũng đòi thực hiện có hiệu quả những điều luật có
liên quan đến giới tính. Năm 2003, quốc hội chuẩn y hiến pháp: nói về nhiệm vụ
bảo đảm quyền bình đẳng giữa những người Rwanda và giữa nam nữ mà không có
thành kiến về nguyên lý nam nữ bình đẳng và thiết dụng chỉ tiêu tiến bộ về giới
tính đòi hỏi ít nhất 30 phần trăm số ghế trong quốc hội do phụ nữ đảm nhiệm
(Olonisakin và Ikpe 110). Trước đó, phụ nữ Rwanda hoàn toàn có quyền bầu cử và
quyền ra tranh cử, chấp nhận nam nữ bình đẳng trong bối cảnh có quyền lợi chính
trị và đại diện. Tuy nhiên, nếu chỉ tăng chút quyền cho phụ nữ thì lý tưởng
bình đẳng tỏ ra chưa thích hợp và kém hiệu quả.. Chính phủ và nhân dân Rwanda
thừa nhận và sửa chữa khuyết điểm này cho nên đã dành 24 ghế trong quốc hội qua
một cuộc bầu cử toàn phụ nữ, có nghĩa là chỉ có phụ nữ ứng cử và chỉ có phụ nữ
đi bầu. Rwanda
đã thực hiện công bằng nam nữ bằng thể thức dân biểu quốc hội và tăng cường
những biện pháp giảm thiểu những trở lực của phụ nữ.
Hiện nay, phụ nữ Rwanda có đại diện cao nhất trong
quốc hội so với các nước trên thế giới, tăng thêm 15 ghế trong cuộc tranh cử
công khai. Và hiện nay chiếm tổng số 56.3 phần trăm số ghế (Ballington 158). Có
phụ nữ cùng chia sẻ trách nhiệm chính trị và ảnh hưởng là một thắng lợi to lớn
đối với sự công bằng theo ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Những nước chấp nhận phụ
nữ tham gia tiến trình đề ra quyết định đã chứng tỏ sự công bằng quyền lực, nói
chung đã chấp nhận nhân dân có quyền tự quản nhiều hơn là chế ngự cuộc đời họ.
Rwanda còn có những cải tiến lớn chống lại
sự bất công trong chức năng có liên quan đến lãnh vực cá nhân nhất của đời sống
con người, đó là quyền làm chủ – Phụ nữ không có quyền hành đối với đời sống
tình dục và sinh con. Thân thế họ như bị giam cầm – Về bản chất, quyền làm chủ
gắn liền với việc thực hiện tiềm năng cao nhất của phụ nữ; thai nghén thiếu kế
hoạch, cưỡng ép tình dục, bệnh truyền nhiễm là những trở lực phổ biến nhất của phụ
nữ trong các nước đang phát triển. Vì vậy, Rwanda đã kiến lập những cải tổ sâu
rộng về y tế và kế hoạch gia đình.
Năm 1981, chính phủ Rwanda thiết lập văn phòng dân số
toàn quốc, sáp nhập kế hoạch gia đình vào các cơ quan chăm sóc sức khỏe bao gồm
“chế độ trợ cấp cho người thụ thai và đào tạo Cán Sự Y tế theo dõi kế hoạch gia
đình” (Angwafo và Chuhan – Pole 461). Sau đó, các dịch vụ này đã tạo ra những
thay đổi thực sự. Từ năm 1992 đến 2007, tỷ lệ thụ thai tăng 20% trong khi tỷ lệ
tử vong mẹ và con giảm 22% (Angwafo và Chuhan – Pole 456).
Khi nhiệm vụ và hoạt động chính trị còn hiện hữu, luật pháp
có thể cải tiến ý niệm công bằng nam nữ qua các vấn đề sức khỏe, quyền hạn và
hạnh phúc con người. Biện pháp này gắn liền công bằng nam nữ với tự do, từ sự
phân biệt và thỏa mãn tình dục; từ sinh hoạt tình dục và tiếp cận cởi mở an
toàn cho đến tin tức và dịch vụ liên quan đến quá trình sinh sản. Những quyền
đó là rất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển phụ nữ và dân tộc, vì chỉ có những
người khỏe mạnh và sống an toàn mới có thể phát huy tham vọng, tài năng và hứng
thú đến mức đầy đủ nhất. Tương lai một dân tộc gắn chặt với số phận phụ nữ.
Rwanda tiếp tục vươn lên, tạo cơ hội cho
phụ nữ và dân tộc tiến tới một tương lai sáng sủa qua con đường giáo dục. Đến
lượt giáo dục phát sinh kiến thức. Và kiến thức là sức mạnh trong lãnh vực xây
dựng xã hội, chính trị và kinh tế. Nhận thức thực tế này, hiến pháp Rwanda quy định
các trường tiểu học công lập cho học miễn phí, không từ khước một người nào,
hoặc loại bỏ người nào vì lý do giới tính (Booth và Briggs 28). Phụ nữ phải có
triển vọng tiến tới kỹ năng và kiến thức tương đương với nam giới. Chính phủ
cũng đặt thêm cơ chế để tăng cường hỗ trợ sự công bằng nam nữ như “trừng phạt
cha mẹ không cho con đi học, hợp nhất với xã hội, hướng dẫn lựa chọn nghề
nghiệp không phân biệt, những phụ nữ nên tiếp cận với các chủ đề không có tính
truyền thống và học bổng tương đương dành cho nam nữ ghi tên ở trường tiểu học
mà Rwanda bây giờ đang khoe khoang (Booth và Briggs 28).
Những chính sách giải tỏa các chướng ngại để tiến tới sự
bình đẳng đều tỏ ra rất có kết quả. Chẳng may, không có nền văn hóa nước nào
lại không có sự bất công. Niger,
một nước có nhu cầu phát triển cấp bách có thể tiếp thu được nhiều lợi ích từ
những biện pháp ứng dụng tại Rwanda.
Những bước tiến hành nói trên trong địa hạt chính trị, kế hoạch gia đình và
giáo dục có thể giúp Niger
tiến tới để thực hiện bình đẳng nam nữ. Trong điều kiện hoạt động chính trị,
những phụ nữ điều hành các tổ chức sẽ tiếp xúc với các nhà lãnh đạo cộng đồng
và các viên chức đắc cử để nói lên những vấn đề, những điều đáng chú ý và những
gợi ý liên quan đến hợp pháp hóa quyền phụ nữ trong hiến pháp. Hiện nay ở Niger phụ nữ
chỉ chiếm 12% số ghế ở quốc hội, một kinh nghiệm về số đại diện bình đẳng
(Skaine 128).
Lập chỉ tiêu giới tính liên quan đến thành phần quốc hội sẽ
giúp phụ nữ vạch ra định hướng và hành động để hoàn thành và giữ vững phúc lợi
trong cuộc sống của họ. Tất cả những cuộc vận động đều phải khích lệ mọi người
yểm trợ việc thi hành luật nam nữ. Điều đó sẽ làm sáng tỏ thêm ý nghĩa của sự
công bằng nam nữ. Những cuộc vận động tương tự có thể áp dụng để xác lập các
đạo luật về phụ nữ nhằm hoàn thành và giữ vững sức khỏe khi thai nghén, sức
khỏe tình dục, cơ hội đi học. Qua tiến trình cổ động liên minh và thực hiện,
những vấn đề như thiếu kế hoạch gia đình, thiếu trường tiểu học và trung học có
thể nên công bố để quần chúng và quốc hội quan tâm. Ở Niger không có
nơi nào để đi và tiếp cận với người điều khiển ngành giáo dục. Dịch vụ và tin
tức về kế hoạch gia đình đều có sẵn ở khắp nước như Rwanda, vì vậy có khả năng
tạo sự thay đổi lớn như bảo vệ phụ nữ được an toàn khi phá thai, tránh cái chết
liên quan đến thai nghén và lạm dụng tình dục. Phụ nữ có quyền học trường tiểu
học miễn phí và không bị kỳ thị. Phụ nữ có quyền đi học, đi làm và phát huy đầy
đủ tiềm năng của mình. Nói chung tình hình thay đổi ở Niger là phụ nữ
được nói lên những vấn đề của mình, được chính phủ lắng nghe và cộng tác vì
tính công bằng nam nữ.
Các nước đang phát triển rất ham muốn nam nữ được bình đẳng
không chỉ nâng cao sự phát triển con người mà còn phát triển cả về kinh tế.
Chấp nhận một nửa dân số thế giới được vào các lớp học, nhà máy và nền công
nghiệp sẽ bảo đảm kinh tế phát triển dài lâu. Công bằng nam nữ cho chúng ta
phát huy vốn quý của con người, ai nấy đều có tính xã hội, phát huy tài năng,
kiến thức, phẩm chất cá nhân và kỹ xảo, thể hiện trong khi lao động để mang lại
giá trị kinh tế. Vì vậy trong nhiều bản nghiên cứu tập trung vào vốn qúy con
người. Kết quả là vốn quý ảnh hưởng một phần đến sự phát triển của Tổng Sản
Lượng Nội Địa, nghĩa là tính tương quan tích cực và mạnh mẽ giữa sự phát triển
vốn quý và thành tựu kinh tế (Leeuwen 171).
Đặc biệt, bản nghiên cứu ở Nam Dương và Ấn Độ cho thấy vốn
quý và sản lượng phát triển nửa phần đầu của thế kỷ 20 tới 56% của tổng sản
lượng nội địa (Leeuwen 78). Trên quy mô rộng lớn, có sự liên hệ lâu dài giũa
tổng sản lượng nội địa và vốn quý nhờ sự tích lũy dần dần của những đổi thay.
Lý luận về vốn quý của con người cho rằng đầu tư bằng nhân
lực như giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, nâng cao khả năng
của thị trường lao động vì vậy tăng thu nhập cho các chủ hộ, tạo thịnh vượng
trực tiếp cho từng gia đình và cuối cùng tạo thịnh vượng cho các xã hội trên
thế giới. Tuy nhiên, nâng cao vốn quý của con người và phát triển kinh tế sẽ
dẫn đến hiệu quả của sự công bằng nam nữ.
Mô hình rõ rệt của những phụ nữ không được tiếp cận với
nguồn của cải và không có cơ hội đang gây ra khoảng cách lớn giữa nam nữ, và
nói chung làm cho kinh tế phát triển chậm tại nhiều nước. Tuy nhiên, vì địa vị
thấp kém của phụ nữ, việc đầu tư bằng lực lượng nữ sẽ không đạt kết quả lớn.
Chính vì phụ nữ thường ít học và vì không có báo cáo về học lực, cho nên phụ nữ
sẽ phải cố gắng nhiều hơn. Vì vậy, về tổng thể, nền giáo dục và phát triển phụ
nữ sẽ tạo ra những hiệu quả xã hội và kinh tế cao hơn nam giới (Schultz 85).
Như đã cho thấy, đầu tư toàn bằng nhân lực nữ là tính toán
kinh tế rất thông minh. Công bằng nam nữ – phụ nữ tham gia chính trường, ngành
y tế và giáo dục – có thể đầu tư bằng vốn quý của con người, nếu không, kinh tế
và xã hội trên thế giới sẽ mất tiềm năng.
Hơn cả một chỉ dấu phát triển con người, công bằng nam nữ
giữ một vai trò trong sự thịnh vượng kinh tế; đặc biệt trong bối cảnh có những
dị biệt giới tính lớn lao và trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Như đã thảo luận,
có thể xem xét những biện pháp tiến tới bình đẳng nam nữ rồi mới tới công bằng
nam nữ để cùng ứng dụng nhằm phát triển kinh tế thế giới. Rõ ràng là cái giá
của sự phân biệt đối xử với phụ nữ không chỉ đơn thuần là phân biệt mà
còn là biểu hiện của thiếu khả năng cai trị, tỷ lệ nghèo khó trầm trọng, kém
sức khỏe, sự bất công lâu đời và nhiều nhược điểm khác. Những vấn đề ngăn trở
phụ nữ, cũng ngăn trở cả thế giới.
Bây giờ chúng ta hãy nghe tiếng nói của thế giới đó, chúng
ta hãy học tập tiếng nói đó để không còn ngu muội nữa.
Thuy-Khue Tran
-------------------------------
Sách tham khảo:
Ballington J. 2006 – Phụ nữ ở Quốc Hội. Ngoài các con số. Sacramento: Tư Tưởng Quốc
tế.
Booth J. và Philip Briggs 2010. Rwanda. London: Hướng dẫn Du Lịch Bradt.
Chuhan-Pole P. và Manka Angwafo 2011. Vâng, Phi Châu có thể:
Những mẩu chuyện thành công ở một lục địa đầy sức mạnh – London: Ngân hàng Thế giới xuất bản.
Dodhia D., Johnson T. và Ban Thư ký Khối Thịnh Vượng Chung
2005: Sự Phân Chia Giới Tính là yếu tố chủ đạo trong việc quản lý nợ nần và
phát triển nguồn của cải – sách chỉ dẫn cho những người làm nghề cho vay nợ và
luật sư chuyên về phân biệt giới tính. London,
Ban Thư ký Khối Thịnh Vượng Chung.
Grown C. và Imraan Valodai 2010. Hệ thống thuế và công bằng
trong phân biệt nam nữ- bảng phân tích so sánh thuế trực thu và gián thu trong
các nước đang phát triển và đã phát triển Ontario: IDRC.
Leeuwen B. 2007 – Vốn quý con người và phát triển kinh tế ở
Ấn Độ, Nam Dương và Nhật Bản: Phân tích định lượng, 1890-2000. Oisrerwijk: Box
Press Shop.
Olonisakin F. và Eka Ikepe 2010 – Phụ nữ, Hòa bình và An
ninh. Chuyển chính sách thành hiện thực. London:
Taylor & Francis .
Chultz P. 2004. Bằng chứng trở lại trường học ở Phi châu
theo bản thăm dò các chủ hộ. Theo dõi và tái cấu trúc thị trường giáo dục. Nơi
An Toàn Mới: Trung tâm Phát triển Kinh tế.
Skaine M. 2008 – Phụ nữ lãnh đạo chính trị ở Phi châu. Jefferson, Mc Farland & Công ty
Spierenbury M. và Henry Wells 2006. Văn hóa, tổ chức và Quản
lý ở Nam Phi. New York.
Nhà xuất bản Nova.
No comments:
Post a Comment