Sunday, December 25, 2016

MONA LISA - DANH GIÁ TUYệT ĐỉNH VÀ Số PHậN LÊNH ĐÊNH

Hà Bắc

Nhân vật phụ nữ thường được các văn hào hồi hậu bán TK 19 dùng làm đề tài chính trong các tiểu tuyết như Madame Borary (1857) của Gustave Flaubert, Anna Katherina (1873-1877) của Léo Tolstoy, Miss Julie (1888) của August Strindberg, Effi Briest (1895) của Théodor Fontane... các nhân vật thường có thật như Isabel Archer trong Portrait of a Lady (1881) của Henry James, Nora trong Doll’s House của Henrik Ibsen, Marie Duplessis trong La Dame aux Camélias (Trà Hoa Nữ-1848) của Alexandre Dumas… Đề tài này, phụ họa với Gautier, khiến đàn bà trở thành bí ẩn và xa xôi: Charles Clément viết về Mona Lisa năm 1861 như sau: “Những người tình, thi sĩ, kẻ mộng mơ đều chết dưới chân nàng. Cả sự tuyệt vọng lẫn cái chết của bạn cũng không xóa nhòa từ cái miệng ngạo nghễ và nụ cười đắc thắng của nàng, một nụ cười không nguôi ngoai, hứa hẹn đầy trắc trở và chối từ mọi hạnh phúc”.
Walter Pater đã làm dân Anh chú ý tới Mona Lisa và Léonard, còn John Ruskin là người chê bai nhiều nhất. Ông cho rằng Léonard chỉ là một nhà vẽ kiểu kinh đào, máy móc, thành lũy không hơn không kém! Trong Le portrait de la Joconde hồi thập niên 1830, Charles Coran tả lòng ái mộ ngây thơ non trẻ của mình qua đoạn thơ:

Combien d’amants allaient courtiser sa
Joconde?
J’eu mon heure; un matin tout me favorisa;
J’était près d’elle au Louvre; à mes
cơtés personne;
Je brave la consigne. –O Léonard, pardonne
Un baiser sur la main de ta Monna Lisa!

(Bao người tình đeo đuổi Joconde của ông ta? Một sáng nọ đến phiên ta, may thay được gần nàng ở Louvre một mình. Xin lỗi Léonard, ta phá lệ bằng cái hôn trên bàn tay Monna Lisa của ông!)

Chuyên gia về nghệ thuật Nhật Bản Ernest Fenollosa ở Boston MA đánh giá nghệ thuật Nhật ngang hàng nghệ thuật phương Tây. Có thể đúng nhưng nhận xét của ông về đôi môi tượng Phật Kannon ở chùa Horyuji gần Nara “không khác Mona Lisa của Da Vinci” có lẽ là chủ quan! Năm 1909, F.C. Mussi và Marino Moretti viết một bi kịch bốn hồi bằng văn vần tựa đề Leonardo da Vinci diễn một Monna Lisa bị chồng Il Giocondo chán bỏ ngay đêm tân hôn. Nàng bỏ ra đi và gặp một vĩ nhân là Leonardo. Khi bị mất Leonardo, nàng uống thuốc độc quyên sinh.

Trong thế kỷ XIX, phụ nữ còn là biểu tượng của dân tộc thể hiện qua chủ nghĩa quốc gia và qua văn phạm của các ngôn ngữ. Từ ngữ “quê mẹ” (la mère patrie, die Mutterland, la madre-patria, motherland ... thay cho “quê cha”. Từ ngữ “tổ quốc” (fatherland) trong Việt ngữ không nhất thiết là một từ giống đực, trong khi từ ngữ “quê mẹ” rất thông dụng cả trong văn viết lẫn văn nói. Giáo Hoàng Pius IX đã công bố giáo điều Ineffabilis Deus sau nhiều thế kỷ thảo luận để khẳng định Mẹ Chúa Trời vẹn sạch không mắc tội tổ tông Adam-Eva truyền. Các trung tâm Thánh Mẫu Lourdes ở Pháp, Marpingen ở Đức được thành lập và rất đông tín đồ hành hương hàng năm. Marianne, Joan d’Arc của Pháp, Risorgimento của Ý, bà Trưng, bà Triệu của nước ta là các thí dụ điển hình.

Phụ nữ “đẹp nghiêng thành” thường có số phận long đong. Dù chỉ là tranh, Mona Lisa cũng không thoát khỏi số phần ấy. Nàng bị “bắt cóc” sáng sớm ngày 21/8/1911. Anh thợ sơn 30 tuổi Vincenzo Peruggia người Ý làm việc ở Louvre thừa dịp ngày thứ hai đóng cửa thường lệ đã gỡ nàng ra khỏi chiếc khung hồi TK 16 của Ý do bà bá tước xứ Béarn tặng năm 1909; lẳng lặng kẹp trong áo choàng đi mất.

Nhiều sự kiện lạ như điềm báo trước đó đã xảy ra cho nàng. Vào tháng 8/1905, Bộ Ngoại giao Pháp đã yêu cầu Tịa Đại Sứ Pháp ở Áo-Hung điều tra một lá thư từ Vienna ký tên Albert Ranieijko hăm dọa Mona Lisa, nhưng bị làm ngơ. Ngày 24/7/1910, tờ báo châm biếm Le Cri de Paris phịa tin tranh Mona Lisa ở Louvre chỉ là bản sao vì bản chính đã thất lạc. Một ký giả đã ở lại khu cổ vật của Louvre suốt đêm để chứng minh ở đó bất an. Tượng Isis của Ai Cập nhỏ và nặng đã bị mất cắp ..vv..

Louvre phải đóng cửa một tuần. Giám đốc Théophile Homolle bị cất chức cùng với đội trưởng an ninh. Các viên an ninh trực khác bị kỷ luật. Một viên cựu cảnh sát được cử thay thế để chỉ huy đội khoảng 150 nhân viên. Báo chí ở Ý đăng tin tranh bị mất cắp với kỳ vọng một ngày Mona Lisa sẽ trở về cố quốc. Thậm chí có báo còn ca tụng kẻ cắp là nhà ái quốc! Tờ Petit Parisien số ngày 23/8/1911 đăng tít “La Joconde a disparu du Musée du Louvre” và hàng dưới “Il nous reste la cadre” (ta chỉ cịn cái khung). Nhà thơ Guillaume Apollinaire (1880-1918 tên thật Wilhelm Apolinaris de Kostrowitzky) rủa rằng Louvre kém an ninh hơn ở Espagne. Chính ông cũng bị bắt giam vài ngày vì có liên hệ quen biết với kẻ trộm hai bức tượng phonic tháng 5/1911. Ông định ném chúng xống sông Seine để phi tang nhưng lại đổi ý theo lời khuyên của Picasso và đem nộp lại cho Louvre theo yêu cầu của kẻ trộm.

Tin mất Mona Lisa kéo dài đến ba tuần với nhiều giả thuyết, tin đồn; nhiều luyến tiếc và nguyền rủa ... Một tranh phó bản được vẽ nhưng không đủ tầm vóc để thay thế bản gốc nên bị bỏ xó; mãi đến ngày 15/12/1961 mới tìm lại được! Tin này chỉ tạm ngưng khi có tin Thủ Tướng Nga Stolypin bị ám sát ngày 14/9/1911, tin có tân Tổng Thống Bồ, tân Đô Đốc Ý, tân TT Canada, chiến tranh ở Thổ, quân Ý chiếm Tripoli ...

Các nhân viên an ninh Louvre là đề tài cho hài kịch, vè, bưu thiếp và các show diễn. Một tiệm bán ống khóa treo ảnh Lisa mắt trợn trừng bên cạnh chiếc khóa to tướng với câu thơ diễu: “Elle avait un petit cadenas, mais le Louvre n’en avait pas”. Ngày 23/8, tờ Action Francaise chụp mũ nguyên giám đốc Homolle, người ủng hộ phe Dreyfus thân Israel, là đã để người Do Thái cai quản và phá hoại Louvre! Jacques Drésa viết như lời cầu nguyện: “Ôi Joconde của chúng ta, hãy trở lại! Suối hy vọng, sức mạnh và sự sống. Xin nàng trở về dù phải đánh đổi một số tiền chuộc của nhà vua”.

Nhưng cũng có kẻ phát biểu không tiếc rẻ, lại còn chê bai là đàng khác. Kees Van Dongen viết: “Tại sao phải tiếc? Nàng không có lông mày và nụ cười thì ngộ nghĩnh. Răng phải sún nên nàng mới cười không dám hở môi!”

Mona Lisa bị loại khỏi catalogue của Louvre từ 1913. Bưu thiếp ảnh Mona Lisa vẫn được bán nhưng với chú thích: “mất ngày 22/8/1911”. Cả nước Pháp đau buồn vì một mất mát lớn không vật thay thế. Một cuộc thi đóng vai Mona Lisa được báo Illustrated London News tổ chức, đăng tải suốt hai trang và nhiều bà tham dự nhưng không ai đóng giống nụ cười trong tranh.

Trong khi đó, kẻ cắp cất tranh trong một hộp để dưới nhà kính nơi hắn trú ngụ. Năm 1912 hắn đi Luân Đôn gặp nhà buôn tranh Joseph Duveen để gạ bán nhưng ông ta không tin hắn. Ngày 29/11/1913, nhà buôn tranh Alfredo Geri ở Florence nhận một thư ký tên Leonardo đề nghị trả Mona Lisa về Ý đổi lấy nửa triệu Lire tiền “công” và lòng “ái quốc”! Geri được giám đốc bảo tàng Ý động viên đã đồng ý gặp kẻ cắp để xem xét tranh. Peruggia đến Florence ngày 12/12/1913. Geri cùng đi với chuyên viên Poggi xem thấy đúng số code của tranh. Cả hai cùng kẻ cắp đem tranh đến Uffizi nơi Poggi làm việc để khám nghiệm lại. Sau khi đếm thấy khoảng nửa triệu vết nứt nẻ trên tranh, cả hai hài lòng, công nhận là tranh thật và hẹn kẻ cắp đến khách sạn để trao tiền nhưng thay vào đó, họ đã gọi cảnh sát.

Chính phủ Ý thương lượng và chính phủ Pháp thuận cho tranh được trưng bày ở Florence, Roma và Milan trước khi về Pháp. Tin tìm lại được tranh khiến dân Ý cảm động và tự hào về gốc Ý của nó. Báo chí đăng hình Mona Lisa trong viện bảo tàng Uffizi có cảnh sát canh gác; rồi đến Florence ngày 19/12/1913; rồi đi Roma bằng xe lửa gặp đại diện Pháp. Tại mỗi trạm ga, công an chìm nổi bao vây toa có nàng. Ngày Mona Lisa lên đường rời Roma, vua Ý Victor Emmanuel III và toàn bộ phụ tá, bộ trưởng, viên chức cao cấp Ý đến viếng nàng. Nàng đến Tòa Đại sứ Pháp để Hoàng Hậu và các viên chức ngoại giao chiêm ngưỡng. Nàng ghé Villa Borghese từ 23-27/12 rồi Milan hôm 29/12 trước khi đến Paris hơm 31/12/1913.

Tại ga Lyon, đám đông tụ tập chờ theo gặp Mona Lisa đến ở École des beaux Arts ba ngày rồi về Louvre hồi 10 giờ sáng ngày 4/1/1914. Nhiều người bảo tiếc cho nhan sắc của nàng có phần tàn phai: nào là bàn tay phải trông đờ đẫn hẳn, nào là môi dưới trước kia tròn trĩnh làm sao nay lại thế này ... thôi thì trăm thứ “khám phá” tưởng tượng khác ... Lucie Mazauric sau này coi sóc Mona Lisa thời đại chiến II nhớ lại hồi 1914 bà không đến gần tranh được vì quá đông nhưng bà chỉ nhớ một Mona Lisa đầy mùi nước hoa đủ loại xuất phát từ các bà chưng diện bu quanh nàng.

Kẻ cắp Peruggia sau khi ra tù còn toan giật ví một gái điếm, bất thành vì hắn chỉ cao 5.3 bộ, khiến hắn phải ở tù thêm một tuần nữa. Hình của hắn được đăng trên một số báo chí kèm theo tin và ... chân dung Mona Lisa. Tại tòa án Ý, hắn thổi phồng tinh thần yêu nước của hắn; kết án ngoại bang ăn cắp tài sản vô giá của nước Ý; lên án người Pháp kỳ thị vì gọi hắn là “macaroni” (mì sợi Ý). Hắn khai ban đầu định lấy tranh Mars et Venus của Mantegua vì tranh được ái mộ hơn nhưng sau đổi ý vì Mona Lisa nhỏ hơn gấp mười lần dễ giấu trong áo choàng. Luật sư biện hộ lý luận rằng nay chẳng ai mất mát chi cả; hơn nữa báo chí và nhiều người khác ăn nên làm ra, Louvre nay có chủ quyền vững chắc hơn, bang giao hai nước Ý-Pháp nay bớt căng thẳng hơn, nhà buôn tranh Geri được thưởng 25,000 quan ..v.v.. Nhờ thế, Peruggia chỉ ở tù 12 tháng rưỡi thay vì ba năm như công tố viên yêu cầu! Ngày hắn chết tháng 9/1947, hắn cũng được báo chí thế giới nhắc tên hoặc chỉ gọi suông là “kẻ lấy cắp Mona Lisa”! Poggi sau ra công cứu vớt tài sản vô giá hồi đại chiến II. Ông chết năm 1961 lúc 82 tuổi.

Chưa hết tai ách, ngày 30/12/1956 Hugo Villegas 42 tuổi, người Bolivia đã ném một cục đá vào tranh Mona Lisa khiến một khuỷu tay bị thiệt hại nhẹ. Báo chí thế giới đã đăng tin ngay hôm sau. Bs Gouriou khám hắn ta hôm 14/1/1957 cho biết bệnh nhân bị điên; bực tức vì âm mưu ám sát TT Juan Péron của Argentina bất thành nên nhắm vào Mona Lisa để “giận cá chém thớt”. Salvador Dali năm 1963 đưa ra giả thuyết Villegas tức giận có thể vì thấy Mona Lisa giống mẹ hắn thế mà sao mẹ hắn lại bị giam ở nơi “ổ điếm”! (ám chỉ Louvre đầy tranh tượng khỏa thân).

Đề tài Mona Lisa trở về lại nổi trên mặt báo chí hài và bưu thiếp, chẳng hạn như nàng có bầu, nàng bồng con thơ, một kép lịch thiệp đứng sau nàng trong tranh ... Tự điển Larousse 1922 viết về Joconde đã không nhắc đến vụ mất cắp. Sự tăng cường an ninh sau này cũng đã không chấm dứt được các vụ mất cắp khác ở Louvre và các nơi khác: Tranh Chemin de Sèvres của Corot mất ngày 3/5/98, tranh của Turner mất năm 94, tranh của Titan mất năm 95, Chỉ một năm 1977 cũng đã có khoảng 9,000 tranh vô danh khác mất ở Pháp. Tranh “The Scream” và “Madonna” của Edvard Munch (1863-1944) bị bọn cướp đeo mặt nạ vào cướp giữa sự chứng kiến của khán giả ở viện bảo tàng Oslo, Na-Uy hơm 22/8/2004. Mãi đến 19/12/2005 mới có sáu kẻ tình nghi bị bắt. Một trong 6 kẻ đĩ, David Toska khai chỗ giấu để được giảm án tù 21 năm của y về tội cướp 9 triệu ở một nhà băng. Và tranh đã được thu hồi hôm 31/8/2006. Tranh mạ vàng “Saliera” trị giá 60 triệu USD của Benvenuto Cellini người Florentine vẽ hồi TK 16 đã được tìm thấy hôm 20/1/2006 ở thủ đô Vienna, Áo sau ba năm biến mất từ một bảo tàng viện của nước này. Kẻ cắp tự nộp mình cho cảnh sát sau khi chân dung hắn bị chiếu trên TV. Tranh được chôn giấu trong một hộp gỗ ở gần Zwettl, một phố nhỏ cách Vienna 55 dặm về phía bắc. Tranh “Navity with San Lorenzo and San Francesco” của Caravaggio trị giá 20 triệu, mất tháng 10/1969 ở Palermo, Ý. Tranh “View of Auvers sur Oise” của Cezanne giá 5.5 triệu mất tháng 12/1999 ở Oxford, Anh. Hai tranh của Van Gogh trị giá 30 triệu, “View of the Sea at Schveningen” và “Congregation Leaving the Reformed Church in Nuenen” mất tháng 12/2002. Các tranh của Manet, Vermeer, Degas (5), Rembrandts (3) mất tháng 3/1990 ở Boston MA. cùng một số nghệ thuật khác tổng cộng 300 triệu. Một Madonna khác nữa trị giá 65 triệu, “Madonna of the Yarnwinder” của Da Vinci mất tháng 8/2003 ở Scottland. Hai tranh sơn dầu của Maxfield Parrish trị giá 4 triệu mất ở West Hollywood CA tháng 7/2002.

Bẵng đi thời đại chiến I, vào thập niên 1920, Mona Lisa lại được thế hệ hậu sinh hâm mộ. Mọi khía cạnh, mọi đề tài về nàng và tác giả đều được truy cứu tận gốc rễ, kể cả vụ cắp và kẻ cắp. Ngay chính kẻ cắp cũng đã là một đề tài và động lực để viết. d’Annunzio đã viết một bi kịch dài 20 trang năm 1920 tựa đề “Kẻ đánh cắp Gioconda” chưa bao giờ được trình diễn vì sự mất tranh không hấp dẫn bằng kẻ lấy cắp. Hắn có thể là công cụ của một băng trộm hay lái buôn quốc tế. Do đó, tranh tìm lại được có thể chỉ là phó bản. John Eyre năm 1915 đưa ra giả thuyết Léonard đã vẽ hai bản. Bản của tác giả nay ở Louvre; bản kia giá trị hơn phải trao cho khách hàng là Francesco Il Giocondo nay ở Isleworth, phía tây Luân Đơn là tài sản của Hugh Blaker, con ghẻ của Eyre. Sau đó tranh vào tay Henry Pullitzer năm 1962. Ông ta mất năm 1979 mà cũng chưa biết chắc Mona Lisa của ông là bản chính. Năm 1954, nhà buôn tranh Raymond Hekking dùng câu chuyện của d’Annunzio mà đặt nghi vấn về Mona Lisa ở Louvre. Giáo sư Gukousky ở Peterburg năm 1961 nói rằng Mona Lisa thật vẽ phần lớn bởi Léonard nhưng hoàn tất bởi Melzi. Năm 1797 William Vernon, bạn của TT Benjamin Flanklin đã mua hay nhận của hoàng hậu Marie Antoinette tranh Mona Lisa. Không rõ thật hay giả nhưng ngày 12/1/95 đã có người mua với giá 552,000 đô. Mona Lisa ở Houston TX được kêu giá khoảng 1,500 bảng Anh.

Mona Lisa không chỉ hiện diện ở Louvre. Nàng còn ẩn hiện trong âm nhạc và thơ văn hiện đại. Cole Porter viết bài hát “You’re the Top” năm 1934 ca tụng nụ cười của nàng và các kỳ quan thế giới khác. Bản “Mona Lisa” của Jay Livingston và Ray Evans được danh ca Nat K. Cole làm nổi tiếng từ tháng 7/1950. Bài hát này cũng làm cho nhiều ca sĩ khác nổi danh. N.K. Cole đã chết năm 1965 nhưng bài hát nay vẫn còn thịnh hành. Bản “La Joconde” 1957 của Henry Gruel và Jean Suyeux do Barbara hát là lời tâm sự của chính Mona Lisa: “C’est moi que je suis la Joconde. Mon sourire vient d’outre-tombe” (Joconde là chính tôi. Nụ cười của tôi đến từ kiếp sau). Nhắc đến nàng còn có Bob Dylan trong một bài năm 1966, Elton John năm 1972 ..v.v.. Nhưng phim Mona Lisa 1986 của Neil Jordan thì hoàn toàn chẳng dính líu gì đến Joconde và Léonard cả!

Sau thế chiến II, nhiều tiểu thuyết mang tên Joconde hay Mona Lisa như Passez-moi la Joconde 1954 của San Antonio, Le sourire de la Joconde 1961 của Guy Fau, The second Mrs Gioconda 1975 của Konigsburg, The private life of Mona Lisa 1976 của Pierre LaMure, Mona Lisa mistery 1981 của Pat Hutchins, Aimez-vous la Joconde 1981 của Georgina Hardy, Gioconda 1984 của Daniel Odier, Mona Lisa overdrive 1988 của William Gibson, Escapade de Mona Lisa 1994 của Jocelyne Zacharezuk, Le secret de la Joconde 1997 của Catherine Ternaux, Katie and the Mona Lisa 1998 của James Mayhew, Mona 2001 của Jamila Gavin ..v.v..

(Còn nữa Xem tiếp kỳ sau)

1 comment: