Tiếng khóc
trong đêm giao thừa
Viết tặng
người vợ tuyệt vời của
tôi
Hơn một
ngảy rưỡi, chiếc xe đò
ì ạch dừng ngay chợ Đồng Cát. Liên bước xuống. Người phụ xe đưa hai chiếc vali
xuống xe, và xe tiếp tục chạy ra thị xã Quảng ngãi. Liên nhìn đồng hồ
đúng 8 giờ tối. Một
đoàn trẻ con vài chục đứa ùa tới xin khiêng hai chiếc vali hành lý cho Liên.
Chị cho
bọn em khiêng hai chiếc vali về nhà cho chị
Cô cho
cháu đem số hành lý này về nhà cho cô.
Cô cho
cháu….
Liên thấy
đám con nít thật dễ thương như đám học sinh của cô ngày trước, Chúng hồn nhiên
ngây ngô, nhưng có vẻ rách nát nghèo khổ quá. Có đứa mặc chiếc áo thun cũ
rách, có đứa ở trần không áo, nước da chúng đều cháy nắng. Đứa nào đầu tóc cũng
xùm xuề phủ tai mặc dầu đã tới chiều tối ba mươi Tết. Liên nghĩ bọn này
không có Tết. Liên cảm thấy thương thương bọn chúng. Liên thấy tội, nhưng
cũng nói, cảm thấy hơi nhẫn tâm:
Cô chỉ cần
4 em nhưng các em đông quá cô biết làm sao.
Tất cả bọn
chúng dơ cao tay nói lớn:
Em cô, em
cô, em cô. Em cần tiền quá cô.
Thôi hạ
tay xuống đi, để cô chọn 4 em. Liên cảm thấy khó chịu quá nhìn một số buồn xìu.
Liên chỉ 4 đứa nhỏ nhất. Hai đứa vội vã khiêng một chiếc vali và bắt đầu đi.
Liên mỉm cười hỏi:
Sao em
biết cô ở trên đó.
Bọn cháu
biết chớ, cô ở thôn trên, cô ở Mỹ về thăm bà già.
Sao bay
biết giỏi quá vậy.
Bốn đứa
khiêng hai chiếc vali đi trước, Liên lứng thửng bước theo sau.
Cứ hai năm
một lần Liên về lại quê hương thăm mẹ già, nhìn quang cảnh quen thuộc, Liên cảm
thấy vui vui. Đêm ba mươi Tết trời tối quá. Trên đường đi gặp đoàn
người ngược chiều nói chuỵện ồn ào nhưng người ta không nhận ra Liên.
Họ đi đâu
giờ này mà đông vậy.
Họ đi coi
đốt pháo đó cô
Quận bắn
pháo hoa hở?
Dạ không,
nhà đại gia Năm Tụ đốt pháo giao thừa, năm nào cũng vậy, dân làng xem đông lắm.
Năm Tụ làm
chủ tịch xã hả cháu.
Dạ làm
luôn bí thư
Mà sao
người ta đi sớm quá, mới chưa đầy 9 giờ mà.
Họ đi sớm
để dành chỗ trước cổng xem cho rõ, nếu không sẽ không thấy gì hết chỉ nghe
tiếng nổ mà thôi. Mấy năm đầu đại gia còn mời dân chúng vào trong sân xem đốt
pháo, nhưng cũng tại dân, nhất là đám nhóc như bọn cháu, vào dẫm nát bông
hoa, nhất là sân cỏ xanh đẹp của đại gia, thành ra sau đó không cho
vào sân nữa, chỉ cho đứng trước cổng sắt mà xem. Vì vậy họ phải đi sớm nắm cho
được cây song sắt giử chỗ cho chắc ăn. Bọn cháu mà không khiêng vali thì bây
giờ cũng đã nắm chặt song sắt cổng ngõ đại gia rồi. Nhưng bạn của cháu nó
dành chỗ cho bốn đứa bọn cháu.
Cô biết
không, vui lắm, một năm có một lần, bọn cháu trông mau tới Tết để xem đại
gia đốt pháo. Có múa lân nữa cô à. Hai đoàn múa lân nghe nói mướn đoàn
lân từ Hội an mà đại gia đã đặt cọc từ 6 tháng trước.
Người lớn
mấy năm trước cho vào có ghế ngồi, có uống trà ăn bánh Tết, còn tụi nhóc con
thì phát kẹo. Bây giờ chỉ người có giấy mời mới được vào ghế ngồi, ngoài
ra phải chen chúc trước cổng.
Liên hỏi:
Nhà đại
gia đẹp lắm hả.
Ô ! đẹp
lắm cô. Chính ba cháu, bà nội cháu cũng nói cả đời chưa thấy nhà ai đẹp và
to lớn như thế. Cháu có vô đến sân, nhưng chưa được vô nhà. Bà nội cháu có
vô nhà rồi vì vào xin ông bí thư xét cho khỏi bị đuổi ra khỏi làng vì người ta
lấy đất làm sân đá bóng. Cái sân banh ngày xưa nghe nói rộng lắm, ông bí
thư lấy làm vườn làm nhà, nên bây giờ phải lấy đất của dân làm lại sân
banh mới. Nhà cao có ba tầng lầu, ngóc đầu xem mỏi cổ mới thấy từng thứ ba.
Trên cùng sân thượng nghe nói là nơi ăn chơi nhậu nhặt của con trai đại gia.
Bà nội xin
khỏi bị dời nhà có được không?
Dạ được,
vì bà nội năn nỉ nhắc lại ngày xưa, ông bí thư chăn trâu giúp việc cho bà nội,
ông được bà nội xem như người trong nhà, được bà nội giúp đỡ cho đất ông làm
nhà, cưới vợ cho ông. Ông căn dặn bà nội đừng nhắc lại chuyên xưa cho ai
biết làm gì. Bà nội hứa và khỏi bị đuổi khỏi làng.
Bốn đứa
nhỏ vui vẻ nhận tiền, thêm mỗi đứa một túi nhỏ kẹo Mỹ, cúi đầu lễ độ
chào, cảm ơn cô, rồi cắm đầu chạy đến nhà đại gia cho kịp xem đốt pháo
giao thừa.
Mẹ Liên,
bà cụ gần 90 tuổi, nghe con về mừng quá, bà ứa nước mắt nói:
Mẹ tưởng
con không về, mẹ trông từ chiều hâm ba đưa ông táo về trời, rồi hâm lăm, hâm bảy hâm tám, đến
chiều ba mươi không thấy về, mẹ nghĩ mùng một xe không chạy, chắc có sao
đó con không về, ai ngờ gần giao thừa con lại về, lạy Trời Phật mẹ mừng quá.
Liên vòng
tay ôm mẹ:
Con nhớ mẹ
quá, con nói con sẽ về thăm mẹ trong dịp Tết mà. Thấy mẹ khoẻ con mừng. Con
không đi chơi đâu, sẽ ở nhà với mẹ một tháng rồi con mới về Mỹ.
Đứa cháu
gái ở với bà cụ kéo hai chiếc vali vào phòng .
Nghe cô về
con mừng quá. Con quét dọn phòng sạch sẽ cho cô, con nghe nói bên Mỹ sạch sẽ
lắm. Cả cái tháng chạp này bà nhắc đến cô luôn. Tội nghiêp nghe cô về bà mừng
quá.
Liên cảm
động vui vẻ vì thấy mẹ, thấy đứa cháu gái triều mến trông chờ cô.
Nhìn lên
bàn thờ, đèn sáng trưng, một con gà luộc đặt trên cái dĩa lớn để giữa
bàn, những chén cháo sắp xung quanh. Trên cao môt dĩa lớn sắp đầy trái cây, quả
dừa tươi nằm dưới cùng, rồi đến đu đủ và những loại trái cây khác mà Liên
quên mất tên. Bên trái một bình hoa lớn cắm nhánh mai vàng vừa nở đúng giao
thừa. Đứa cháu gái vui vẻ khoe:
Năm nào
cũng vậy bà dặn con phải tìm cho được cành mai nở đúng giao thừa. Mua cành mai
đẹp thì dễ, không có ở Đồng Cát thì cháu ra chợ Tết thị xã Quảng Ngãi,
nhưng tìm nhánh mai nở đúng giao thừa thì thiên nan vạn nan, nhiều khi may rủi
thôi cô ạ. Năm nay cô về mai nở đúng giao thừa, điềm tốt đến cho gia đình
chúng ta rồi đó. Liên nhìn kỹ cành mai hoa búp vàng mơn mởn đơm đầy, một
số đã bắt đầu soè cánh nở. Liên mỉm cười:
Cháu giỏi
quá, đúng thật, hoa mai nở đúng giờ giao thừa.
Bà cụ vui
vẻ:
Một điềm
tốt cho gia đình mình, mẹ chúc con chồng con và các cháu gặp nhiều điều tốt
đẹp, vợ chồng con khoẻ mạnh phát tài, còn các cháu mau lớn học hành giỏi ngoan.
Liên rất
cảm động thấy mẹ tuy tuổi gần 90 nhưng vẫn còn mẫn tiệp, lời lẽ chúc Tết rất
hay rất chân thành, không dư không thiếu, nàng vòng tay trước mẹ già:
Con cầu
Trời Phật phù hộ cho mẹ trường thọ trăm tuổi.
Đứa cháu
gái xen vào:
Cháu cũng
vậy chúc bà khoẻ mạnh thọ trăm tuổi, chúc cô trẻ đẹp mãi và gia đình cô
mọi sự như ý
- Cô cũng
vậy chúc cháu mọi sự như ý muốn. Nhân dịp Xuân về cô chân thành cảm ơn cháu đã
hết lòng thương bà, lo chu toàn cho bà, và có chút quà cô dành cho cháu
đây. Vừa nói Liên vừa rút cái bì thư để sẵn trong xách tay.
Pháo giao
thừa bắt đầu nổ. Ban đầu còn lưa thưa, sau nổ rộ lên. Bà cụ, mẹ
Liên lên tiếng:
Pháo nhà
lão Tụ đó, người ta đi coi đông lắm.
Người cháu
gái xen vào:
Năm nào
cháu cũng đi xem, năm nay thấy bà yếu cháu không dám bỏ bà một mình. Vui
lắm cô, họ đi xem đông lắm. Họ treo dây pháo từ từng lầu ba xuống tới đất. Treo
dọc theo bề dài toà nhà có tới mấy trăm dây pháo kết lại. Họ đốt dây này vừa
hết tiếp dây khác. Xen vào bằng những quả pháo thăng thiên, bắn bay lên trời,
nổ trên trời ra nhiều hình nhiều màu sắc đẹp lắm, y như pháo bông cháu thấy
trên ti vi. Pháo đủ loại, pháo tiểu, pháo đại, pháo trung. Nổ dòn như
ngoài trận địa cháu thường thấy trong phim chiến tranh. Đẹp nhất là những
đoàn múa lân. Con lân vừa múa, vừa nhảy, vừa chụp ăn những trái pháo đang
nổ. Nghe nói có những ông lớn ở trung ương về dự, về ăn Tết với đại gia.
Qua cửa sổ
một góc trời sáng rực, những quả pháo nổ trên không trung vẽ nên nhiều hình
nhiều màu sắc. Tiếng pháo nổ dòn quá và nghe gần quá, mùi thuốc pháo khét
nghẹt. Liên tưởng như thấy được sự náo nhiệt ồn ào nơi quang cảnh của một đại
gia đang đón giao thừa. Tiếng pháo giao thừa làm cho lòng người nôn nao đón
nhận sự thiêng liêng của ngày lễ truyền thống tại quê nhà. Liên nhớ đến
những cái Tết Âm lịch ở ngoại quốc, tuy có đũ cả, nào mứt bánh, nào
hoa quả, nhất là sau này có nhiều cây mai vàng nở hoa tuyêt đẹp, lại
thêm có chợ Tết, có báo Xuân …Tuy người ta có đi dự hội chợ Tết đông
thật, nhưng Liên vẫn thấy có cái gì nhạt nhẽo, thiếu cái không khí thiêng
liêng của ba ngày Tết ở quê nhà. Bởi vậy dù phải xa quê hương người ta
vẫn hướng về quê hương trong ba ngày Tết, và tìm cách về thăm quê hương trong
dịp Tết.
Có lẽ quá
một giờ sáng. Ba người ngồi ăn cháo gà trên cái bàn vuông giữa nhà. Liên cảm
thấy vui quá được ngồi ăn với mẹ. Hai năm rồi Liên mới được ngồi ăn với
mẹ. Đứa cháu gắp thịt gà bỏ vào chén cho bà, cho cô:
Cô ăn đi,
thit gà trống thiến mình nuôi nhà ngon lắm, không có thuốc hoá chất như gà bán
ngoài chợ. Phải nuôi tới sáu tháng đó cô, thịt gà mềm, dai, thơm phức. Nghe nói
ở Mỹ không có gà tươi, toàn gà đông lạnh, cô ăn nhiều lên đi, cháo cháu
mới hâm lại cho nóng. Lâu lắm Liên mới ăn được bữa cháo gà thật ngon. Nhất là
được ăn với mẹ già, suốt hai năm trời thương nhớ. Trong gian nhà nhỏ chỉ có ba
người đàn bà trong đêm giao thừa sao mà vui quá, ấm cúng quá. Liên nghĩ đến
cha, người đã lìa trần trong những năm cực kỳ đói khổ . Ước gì cha còn sống thì
niềm vui trọn vẹn biết bao. Nghĩ đến cha Liên rướm nước mắt, Liên dấu mẹ
sợ bà buồn.
Thôi khuya
quá rồi mẹ nên đi nghỉ kẻo mệt, con cũng đi ngủ với mẹ.
Tuy đứa
cháu dọn dẹp phòng riêng cho Liên, quét dọn giặt giũ mùng mền thật sạch
vì biết bà cô nổi tiếng sạch sẽ, và không chịu được mùi “dầu gió “ đặc
biệt của Viêt nam, nhưng Liên lại thích đêm giao thừa nằm với mẹ già. Liên
không nhớ đã bao lâu rồi nay được ngủ với mẹ. Liên sống với cảm giác lúc còn
rất nhỏ, ngủ với mẹ trong thời thơ ấu.
Liên giật
mình định thần lại, biết đang ngủ với mẹ ở quê nhà. Lặng lẽ quá, đúng ba
giờ sáng. Lắng nghe như có tiếng gì. Tiếng ai khóc. Không phải chiêm bao, có
tiếng khóc. Liên nhẹ nhẹ ngồi dậy sợ lỡ giấc ngủ của mẹ. Hay là…không… đây là
tiếng khóc trẻ con. Hay là ma quái trong đêm giao thừa hiện về, Liên sợ
sợ, định gọi mẹ dậy nhưng lại thôi, rón rén bước gần cửa sổ. Bên
ngoài trời tối quá không thấy gì hết. Trên trời cũng không một vì sao. Se se
lạnh. Thật rồi tiếng khóc của đứa bé ở xa vẳng lại. Không một tiếng động, vắng
lạnh, gần cửa sổ nghe tiếng khóc của đứa bé càng rõ. Tại sao, tại sao giờ
này còn tiếng khóc. Đúng là tiếng khóc trẻ con, tiếng khóc con nít. Khóc nhỏ
rồi lớn lên, khóc dồn dập, khóc rống to, khóc như gần tắt
tiếng. Liên nôn ruột quá không biết phải làm gì bây giờ. Đánh thức mẹ,
không được. Gọi đứa cháu, không được. Liên nghĩ :
- Có
lẽ cha mẹ nó ngủ quên. Vô lý, đêm nay là đêm giao thừa làm sao có chyện
ngủ quên để cho con khóc tắt tiếng. Liên thầm thì:
- Tiếng
trẻ con khóc nghe xa lắm.
Liên nhớ
có lần sau 75, đang cấy ngoài đồng ruộng, bỗng nghe tiếng khóc trẻ con
trong xóm theo gió chiều vọng ra. Liên hồi họp, hoảng hốt nghĩ đến con mình
đang khóc, Liên bỏ cấy vội vã chạy khẩn cấp về. Quả thật, trong nhà đứa năm
tuổi đứng ngoài túm cái võng sợ em nó trong võng rớt ra ngoài, rồi hai
chị em chỉ biết khóc rống lên. Hình ảnh đó ám ảnh Liên mãi. Có lần Liên
đạp xe về đến đầu xóm đã nghe tiếng khóc trẻ con văng vẳng, Liên hoảng hốt đạp
xe nhanh về nhà. Trên cái võng một đứa bé hai tuổi nằm khóc rống đái ướt xuống nền
đất, chị nó cũng nằm trên võng giữ hai chân đứa em. Chị lớn 5 tuổi đứng
ngoài, vừa đưa võng vừa túm cái võng sợ em rớt ra ngoài. Cả ba chị
em đều khóc rống. Những hình ảnh đó suốt đời không sao Liên quên được.
Bởi vậy đêm nay, nghe tiếng khóc của trẻ con, làm Liên áy náy lo
lắng vô cùng. Liên sè sẽ đứng dậy, nhẹ nhẹ bước đến cửa lớn, mở
khoá bước ra ngoài. Tiếng động làm cho mẹ tỉnh giấc:
Lạ chỗ con
ngủ không được hả. Ra ngoài chi sớm quá lạnh lắm.
Dạ không,
mẹ có nghe tiếng khóc của trẻ con trong đêm giao thừa.
Trẻ con
trong nhà thằng Năm Hưng đó.
Có phải
Năm Hưng cụt chân đi lính thuỷ quân lục chiến ngày xưa không mẹ.
Năm Hưng
đó chứ năm Hưng nào nữa.
Chú đó mà
có con nhỏ hả.
Không,
cháu ngoại của ổng
Mẹ nó đâu
sao không ai dỗ cho nó nín để nó khóc tắt tiếng vậy.
Nhà nghèo
túng quá, nhà bị đuổi lấy đất làm sân banh, cha mẹ nó mới vào Saigon non tháng
nay, bỏ đứa cháu lại cho ông ngoại. Ổng che ít tấm tranh tá túc gần nhà mình
đây. Hoàng cảnh của ổng nói ra nghe ứa nước mắt.
Liên nhớ
lại hình ảnh oai nghiêm của chú Năm Hưng, mà báo chí lúc bấy giờ đã hết
lời ca tụng. Chú là thượng sĩ Hưng của tiểu đoàn “ Trâu Điên” thuỷ quân lục
chiến. Việt cộng nghe tên tiểu đoàn Trâu Điên phải khiếp sợ. Thượng sĩ Hưng can
trường giải toả vòng vây của giặc bị quả mìn cụt một chân, chú vẫn tiếp tục
chiến đấu mãi đến khi máu ra nhiều quá chú ngã xỉu. Theo báo chí quân đội, khi
cầm giấy giải ngũ, chú khóc. bởi vì chú không còn được đánh giặc
nữa.
Vừa tản
sáng, Liên xin phép mẹ đến nhà chú Năm Hưng. Nói nhà nhưng thực ra là túp lều
lợp ít tấm tranh mái gần chấm đất. Vách chung quanh cũng bằng
tranh. Hai tấm tranh kẹp lại làm cửa ra vào. Nhìn cảnh nhà thê thảm quá,
Liên e dè không biết làm sao, đành nói lớn tiếng:
-
Chú Năm đã dậy chưa.
Cả đêm đâu
có ngủ được, ai như tiếng cô Liên con bà cụ Hồng đó hả’
Cháu đây,
cháu đến thăm chú đầu năm đây
Trời ơi cô
về bao giờ, mời cô vào nhà.
Chú Năm
đẩy cánh cửa, chống nạng bước ra ngoài
Lâu quá
mấy chục năm rồi mới gặp lại cô. Các con của cô đều lớn hết rồi, có gia đình
hết chưa.
Dạ cháu có
5 con bọn nó có gia đình hết rồi
Thầy Tám
có khoẻ không.
Dạ năm nay
cũng già rồi.
Cho tui
gửi lời thăm, và nói ổng đừng về làm gì.
Trời bây
giờ sáng rõ. Trong nhà chú chỉ có một cái giường một cái võng và một cái bếp
bằng ba hòn gạch làm ba ông táo. Đứa bé quấn trong cái mền nằm trong cái võng
ngủ im. Liên ngồi trên mép giường, chú Năm chống nạng ngồi trên chiềc ghế đẩu
độc nhất trong nhà.
Cô về ăn
Tết rồi chừng nào đi
Cháu ở nhà
với mẹ cháu một tháng. Khi hôm cháu nghe đứa nhỏ khóc suốt đêm cháu nóng ruột
quá, mẹ cháu bảo đó là cháu ngoại của chú, nên trời vừa sáng cháu qua nhà chú
thăm .
Cũng khá
thê thảm đấy cô. Nhà chú bị đuổi, mình bắt chước người ta chần chề may ra
xin họ tha cho, khỏi bị đuổi vì là những nhà ngoài bìa, ngoài khu
đất họ khoanh vùng làm sân đá banh; nhưng họ vẫn đuổi, vì những nhà làm
mất vẻ thẩm mỹ cho sân banh. Xe ủi vào nhanh quá, chú chỉ kịp dựt ít tấm tranh
che tạm trên gò mã này nên gần nhà bà cụ.
Lâu nay
chú có liên lạc gì với anh em cùng binh chủng ở ngoại quốc.
Không có
điều kiện, vì có mấy anh khi ra đi họ nói sẽ viết thư cho chú nhưng chỗ ở
chú không nhất định, nên có viết thư cũng khó tới.
Lần này
cháu về bên đó cháu sẽ báo cho anh em hội cựu quân nhân bên đó biết hoàng cảnh
của chú bên này và họ sẽ giúp chú. À thằng nhỏ có đau ốm gì không mà nó
khóc suốt đêm vậy chú.
Nói thực
với cô, không có tiền mua sữa cho nó bú, nên nó khóc mãi, chú
dỗ, chú ru, chú la nạt nộ, nó vẫn khóc. Khóc riết mệt nó ngủ, rồi
nó lại khóc, nhiều khi tủi thân chú cũng khóc. Nhiều khi chú nghĩ biết
đâu hồi chú đạp quả mìn cụt một chân, chú chết luôn cho khoẻ thân chú.
Sống tàn tật, đói khổ, nhục nhã. Nhưng từ khi con gái chú nó
gửi con nó cho chú trông nom, hai vợ chồng nó vào Sài gòn tìm việc làm,
chú cảm thấy có bổn phận lo cho thằng bé, chú thấy cần phải sống lo cho cháu
bé.
Cháu bé
được mấy tháng rồi chú
Gần 15
tháng, nhưng yếu lắm, chưa biết bò chưa biết ngồi.
Bây giờ
như thế này, cháu gửi chú chút ít tiền chú mua sữa cho thằng bé, đừng để nó đói
nữa, khi hết tiền chú qua mượn đỡ mẹ cháu, cháu sẽ dặn trước mẹ cháu, rồi cháu
sẽ gửi trả cho mẹ cháu. Chú sẽ cho cháu xin một tấm hình, cháu sẽ chụp ngay bây
giờ, tên họ của chú, đơn vị của chú, và số quân nếu chú còn nhớ.
Chú còn
giấy giải ngũ, trong đó có đầy đủ các thứ cô hỏi.
Vậy thì
tốt quá, cháu sẽ đem nộp cho hội thuỷ quân lục chiến, chắc chắn họ sẽ
giúp chú. Chú nhớ khi thiếu tiền qua mẹ cháu hỏi, đừng để nó khóc suốt đêm, tội
quá.
Người phế
binh rơm rớm nước mắt cảm động, chống nạng đứng dậy:
-
Cảm ơn cô, cảm ơn cô.
Tết Đinh
Dậu 2017
Nguyễn
Liệu
No comments:
Post a Comment