HẠ HUYỀN/ Hà Viết Tịnh/ Nguon Magazine
Mỗi cuộc đời người, có riêng một lịch sử. Từ lọt lòng mẹ, chào đời, đến khi khôn lớn, chim non đủ lông dày cánh bay bổng giữa bầu trời thân phận. May rủi, thành bại cuộc đời kết thành kinh nghiệm sống, không ngừng vươn lên giữa hiện thực thời gian. Thời gian dành cho con người vốn hữu hạn, quy luật phấn đấu để tự tồn, thu nạp kiến thức sáng tạo, xây dựng cho chính cuộc đời là nỗi ước vọng sâu xa mà thực tiễn ngày tháng năm trôi qua của tuổi trẻ, sôi nổi dạt dào ngọn sóng trào dâng, nhưng có một ngày được gọi là trọng đại, đó là ngày chung quyết đôi nam nữ trở thành chồng vợ – khởi đầu suối nguồn hạnh phúc gia đình. Danh hiệu “Tiểu đăng khoa” sau “đại đăng khoa” hàm chứa ý nghĩa ấn tượng ngày đáng ghi nhớ trong đời.
Việc chọn vợ, gả chồng từ xa xưa thường tin cậy vào duyên số, tuy thế, bổn phận cha mẹ đối với
con cái, là sự giáo dục thường hằng, nhằm đạt tới một hạnh phúc tròn đầy như
loài người hoài vọng. Lễ giáo phong kiến sở dĩ còn bền vững đến ngày nay bắt
nguồn từ căn bản đạo lý Nho gia.
Nho giáo trọng lễ –
làm bài học cốt cách, khuôn mẫu đạo đức con người – Tế tự, thờ phượng, cưới xin
mang thuộc tính phong tục truyền thống. Lễ nghi hàm chứa ý nghĩa thiết
yếu, không thể phủ nhận, từ tuổi thơ cắp sách đến trường, đã
phải thuộc nằm lòng “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Được tham dự
trong dịp lễ vu quy của gia đình thân hữu tạp chí Nguồn, ông bà Lữ Đình Trúc và
Lưu thị Lệ Thu, tại thành phố Bắc California, đông đảo những người khách Việt -
Mỹ chứng kiến một lễ nghi truyền thống Việt Nam thật cảm động. Thứ nữ, cô dâu
Lữ Lưu Như Tiên đẹp duyên cùng chú rể Micheal Francis Cadette. Cả
cô dâu chú rể đều tốt nghiệp đại học. Cô dâu vừa nhận học vị Master tại Đại học
Santa Cruz,
ngành nghiên cứu Xã Hội học. Chú rể, sau khi tốt nghiệp đã chọn con đường binh
nghiệp, đầu quân vào binh chủng Không quân hùng mạnh.
Lễ vu quy được tổ chức tại tư gia với lễ nghi long trọng
theo truyền thống Việt, kết hợp phong cách Mỹ. Quan khách hai họ hiện diện khá
đông. Nhiều trang phục cô dâu Việt, áo dài màu đỏ, khăn màu vàng; chú rể áo dài
khăn đóng màu xanh, thể hiện xứng đôi vừa lứa. Bàn thờ gia tiên trang hoàng quy
cách, màu sắc hài hòa, đèn nến sáng trưng.
Tuân thủ đúng tập tục, đại diện gia đình chú rể đến trước
xin giờ nạp lễ, sau khi được gia đình cô dâu “đồng ý”, đoàn rước dâu nam nữ
Việt-Mỹ, trong y phục Việt, đủ màu trang nhã, mang đủ mâm quả lễ vật, phủ khăn
điều đi hàng đôi vào phòng khách.
Sáu mâm quả phủ phủ khăn điều đặt lên trước bàn thờ gia tiên
cùng một hộp hai cây nến màu đỏ. Phụ mẫu cô dâu tiếp nhận, trang trọng thắp
nhang đèn lên bàn thờ, và lần lượt tứ thân phụ mẫu vái lạy, cầu xin an lành, hạnh
phúc, trước khi chú rể cô dâu hành lễ. Theo kết hợp nghi lễ và tập quán Mỹ, gia
đình chú rể đề nghị thêm lễ dâng trà cho cha mẹ đôi bên. Nếu phía Việt trong
nghi lễ không thể thiếu trầu cau và rượu thì phía Mỹ cũng không thể quên trà và rượu. Phải chăng,
khái niệm nối kết hôn nhân Đông Tây nhằm tăng trưởng tình cảm gắn bó xui gia
trong xã hội đa văn hóa.
Sau cạn ly trà, cô dâu, chú rể đeo nhẫn kết hôn cho nhau. Cô
dâu, chú rể dâng lời cảm tạ bậc sinh thành đã dày công nuôi dưỡng cho con khôn
lớn nên người. Chú rể đã bày tỏ lời lẽ chân thành cảm động, dành cho cha mẹ và
cả bà kế mẫu đã thay mẹ tiếp tục làm nghĩa vụ người mẹ nuôi con cho đến ngày
trưởng thành, tạo dựng lứa đôi được như ngày hôm nay.
Theo truyền thống Việt, trong lễ vu quy, đôi bông đeo tai
cho cô dâu là kỷ vật từ nhà trai, và chiếc kiềng chạm vàng đeo cổ là quà quý
của mẹ cô dâu, và chính người mẹ đeo cho cô dâu, con gái mình, ghi dấu sự ràng
buộc vững chắc lứa đôi và người mẹ cũng gửi gắm cho con thân yêu những lời dặn
dò liên quan bổn phận làm vợ, làm dâu trọn vẹn.
Đến đây, cô dâu rót rượu mời cha mẹ chồng và nhận lời dạy
bảo, trước khi cô dâu chú rể nâng ly giao bôi, hợp cẩn – cùng cạn ly – biểu
tượng đồng ý chí, thuận thảo vợ chồng – Thuận vợ thuân chồng, tát bể Đông cũng
can). Bên ngoài, nắng thu vàng ươm khí lạnh không gian Bắc Mỹ, một tràng pháo
dài nổ dòn dã, báo hiệu phần nghi lễ kết thúc, chuẩn bị rước dâu.
Hơn ba thập niên qua, hội nhập xã hội đa văn hóa Hợp Chúng
Quốc Hoa Kỳ, phong tục, tập quán, truyền thống Việt vẫn duy trì tốt đẹp với ý
thức về nguồn, đồng thời cùng học hỏi, thu nạp có chọn lọc ưu điểm văn hóa của
các cộng đồng bạn. Cung cách cổ điển phong kiến xa xưa, ràng buộc nhiều góc
cạnh nhân văn đời sống, nhất là hôn nhân bằng nhiều lễ nghi phức tạp gọi là lục
lễ (sáu lễ) bắt đầu bằng lễ dạm ngõ cho đến lễ cưới và đủ cả phẩm vật, nghi
thức, thì ngày nay cũng đã giản lược còn ba lễ, mà vẫn giữ tròn truyền thống
ngay giữa thế giới văn minh nhiều thay đổi thực dụng. Tinh thần hôn nhân trong
sáng, chân thật, tròn đầy, chung thủy...
Tạo hóa đa dựng nên con người, âm dương, con người có sứ
mạng thiêng liêng hoàn thành, vinh danh công ơn tạo hóa – chính là tình nghĩa
vợ chồng. Bám trụ, lưu cư bất cứ nơi chốn nào giữa thế giớ tự do, người Việt tỵ nạn vẫn luôn xiển dương truyền thống văn hóa mang
sắc thái dân tộc cho thế hệ kế thừa.
Quan tâm, bảo vệ và phát huy cái đẹp cội nguồn là điều đáng
mừng vui, hãnh diện. Thân hữu Lũ Đình Trúc và Lưu Thị Lệ Thu, trong lễ vu quy
ái nữ Như Tiên đẹp duyên cùng Micheal Cadette đã nói lên ý nghĩa của một gia
đình thành công tại quê hương thứ hai.
Bậc sinh thành thể hiện công cù lao dưỡng dục, và đã tiếp
nhận ánh sáng ước vọng trước mặt đối với con cái. Điều đáng ghi nhận là thể
cách hòa hợp phong cách Việt_Mỹ, gây ấn tượng sâu xa, hình tượng đậm đà của
tình cảm gia đình chan hòa hạnh phúc.
= Hạ Huyền/ Hà Viết
Tịnh
Bạn có biết:
Wedding Facts
Trung bình có 64% cặp vợ chồng người Mỹ sống chung với
nhau trước hôn phối.
Average percentage of American couples living together
before marriage is 64%.
Thành phố đứng đầu
nhiều đám cưới nhất thế giới là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ với khoảng 166 ngàn đám
cưới hàng năm.
Top wedding city in the world is Istanbul, Turkey
with ~166,000 weddings annually.
Nơi đứng thứ Nhì là Las
Vegas, Nevada với
khoảng 114 ngàn đám cưới hàng năm.
Las Vegas, Nevada is 2nd place with ~114,000 weddings
annually.
Mỗi năm người Mỹ đã phải bỏ ra 17 tấn vàng để sản xuất
nhẫn cưới
17 tons of gold are made into wedding rings each year in the
US.
No comments:
Post a Comment