Monday, October 9, 2017

NGUỒN Magazine Vol. 63 November 2017





Chủ đề: Cuộc Đảo Chính 1-11-1963
ISSN 2157 - 6440    
SỐ 63 NĂM THỨ 14 THÁNG 11/ 2017
TẠP CHÍ SÁNG TÁC NHẬN ĐỊNH PHÊ BÌNH
DIỄN ĐÀN VHNT CỦA CSTV CỘI NGUỒN
Developing Culture and Public Charity of the Vietnamese Community
A Non-Profit based Organization since 2004
P.O. Box 3648 San Jose, CA 95156-3648  
Publisher/ Chủ Nhiệm: LÊ VĂN HẢI
Editor-in-Chief/ Chủ Bút: SONGNHỊ                                                  
Subeditor/ Thư ký Tòa soạn: HÙNG VĨNH PHƯỚC
Editors/ Columnists/ Biên tập/ Chuyên mục: DIÊN NGHỊ . CUNG DIỄM 

CỘNG TÁC:
ª HỒ LINH ª LÊ ĐÌNH CAI THANH THƯƠNG HOÀNG ª ĐOÀN THANH LIÊM ª HÀ BẮC ª TRIỀU NGHI ª ĐỖ BÌNH  ª ẤU TÍM ª TUỆ NGA ª HÀN THIÊN LƯƠNG ª PHAN THỊ NGÔN NGỮ ª PHAN THÁI YÊN ª ĐẶNG LỆ KHÁNH ª HƯƠNG GIANG ª HUỆ THU ª DU SƠN ª CHU TẤN ª CAO THẾ DUNG ª  ª BÁT TÚ TRẦN HỮU TỪ ª BIỆN THỊ THANH LIÊM ª NAM GIAO ª THỦY LÂM SYNH ª CAO NGUYÊN ª PHONG THU ª NGỌC BÍCH ª TRỊNH TOÀN ª NGUYỄN VĂN LỤC ª  ª NGUYỄN VY KHANH ª TRÀM CÀ MAU ª NGUYỄN HỮU THỐNG ª NGUYỄN LIỆU ª ª  ª NGUYỄN TRUNG DŨNG ª   THƯ SINH ª TRẦN KIÊM ĐOÀN ª VI KHUÊ ª TIỂU MUỘI ª PHƯƠNG VINH ª XUÂN ĐỨC ª TÚ LẮC ª VŨ THỊ THIÊN THƯ ª VÕ Ý  ª LÊ DIỄM ª TIÊU DUY ANH ª ĐÔNG ANH ª LT ĐÔNG PHƯƠNGª HẠ HUYỀN ª HÀ VIẾT TỊNH ª  VƯƠNG NHÂN ª


Thông Báo
Sau số báo này, chủ đề Nguồn 64 là “5O năm Biến Cố Mậu Thân 1968. Ban Biên tập mong nhận được bài viết của qúy tác giả và bạn đọc cho số báo này.
Hạn chót nhận bài 15-01-2018. Trân trọng,

TRONG SỐ NÀY:
3. Thư Tòa Soạn .......................................................................................................................NGUỒN
6. Tin Văn ......................................................................................................... Hà Viết Tịnh. Hạ Huyền
9. Song Nhị.............................................................................. Miền Nam. Đệ Nhất và đệ Nhị Cộng Hòa
19. HÀ BẮC .................. Sáu năn hoạt động của chính phủ VNCH -  Vai trò Lansdale và định mệnh VN  

34. TRÚC LÂM … …………  ...………………...........................………………..…. Bản lên tiếng tôn vinh    
45. DIÊN NGHỊ ...... …….......  .................................................. Biến cố tại đài phát thanh Huế 8.5.1963
51. NGUYỄN LIỆU ……………  ……….............................…….………….…...…... Đảo chánh 1-11-1963
57. BÙI TÍN .............................. ......................................... Ông Ngô Đình Diệm là một nhân vật lịch sử
59. PHẠM VĂN HƯỞNG ....... .................................................................................. Hai cuộc đảo chính
74. HỒ LINH ………………………..  ………………............................………....….… Giu-đa, kẻ phản bội
77. TRẦN NGỌC GIANG ............  ...................................................................... Cơn lốc rối loạn VNCH
81. TRẦN VĂN ĐÔN ………………..……   ……............................…………….......... Số tiền 3 triệu đồng
83. LỮ GIANG ………………….…………  …...............................…….. Tướng Đính xưng tội với loch sử
89. TRỌNG ĐẠT ..…………..…….............................……   . Dại tường Dương Văn Minh – Công và Tội
94. TÚ LẮC – Vài Dòng Tâm Sự ..……  ……….............................……….…………..….… Ngược Nguồn
95. NGUYỄN THÙY ………….…………  …..............................……….….……. Đoạn Trường Tân Thanh
106. Văn Nghệ Hải Ngoại …………….............................……  ……………... Phỏng vấn Trần Kiêm Đoàn
112 TRƯƠNG PHÚ THỨ ……………….............................… …………....….. Cuộc đảo chính 1.11.1963
115. ĐẶNG KIM THU ……………………................................………..…... Ai đã ra lệnh giết TT NĐ Diệm
123. HOÀNG LONG HẢI ................................................................................... Chuông chùa gọi hồn ai
132. PHAN BÁ KỲ ………………………................................……..……….... Bức tượng đồng bị bỏ quên
136. NGUYỄN VY KHANH………….…................................………..….…... Hồi ký của Bà Ngô  Đình  Nhu
145. NGUYỄN KIM LỘC ….………………………................................……….... Bà Trần Lệ Xuân Một thời
159. TÔN NỮ ÁO TÍM ……………………………….............................………… Giữa Hai bờ Yêu thương
168. NAM GIAO ......................................... ............................................................................... Gặt Bão
174. PHẠM HOÀNG TÁNH …..………………  ……...............................…..… Điều trị suy thoái võng mạc
x

T H Ơ
CUNG DIỄM 135   ª ĐẶNG LỆ KHÁNH 105  ª ª HOA VĂN 18 ª HÙNG VĨNH PHƯỚC 33 ª PHAN THỊ NGÔN NGỮ  82 ª PHẠM HỒNG ÂN 44  ª  QUAN DƯƠNG  76  ª  SONG NHỊ  73  ª TUỆ NGA 122  ª TRƯƠNG XUÂN MẪN 58  ª  TIỂU MUỘI 114 ª TRIÊU NGHI 158 ª VŨ LƯU XUÂN 88 ª  VŨ TRÀ QUÂN 135 ª

 Bìa:  Ảnh nguồn:  AP/ Wirephoto Nov. 1963

ĐẠI DIỆN TẠP CHÍ NGUỒN:

Paris : Mme.Trần Bạch Sương  115 Avenue Carnot 78700
Conflans St Honorine, France
E-mail: doc.phan@wanadoo.fr - Tel: 01 39 19 22 64
Washington DC : Xuân Đức  7712 Glenister Dr. Springfield, VA 22152
Tel: (571) 499 8186

Houston, Texas - Trần Hữu Từ:   Houston,Texas 77083.
E-mail: trantuhoi123@yahoo.com - Tel: 832 230 1467 or (408) 960 3025  
Nam California : Võ Ý  Westminster, CA 92683
E-mail: tamthe4422@yahoo.com - Tel: (714) 262 6272
Hawaii – Ms.Hồng Thủy: Honolulu, Hawaii 96819 
  - Tel: (808) 398 5179

*******


Cuộc Đảo Chính Ngày 1 Tháng 11-1963

DIỀU HÂU MỸ VÀ TƯỚNG PHẢN LOẠN 

Cuộc chính biến 1963 tính đến nay đã hơn nửa thế kỷ, đúng ra đã 55 năm từ ngày 1 tháng 11 oan nghiệt. Những cá nhân can dự đã đẩy vận mệnh cả dân tộc Việt Nam vào một khúc rẽ oan khiên, đưa đất nước vào thảm họa thống trị bởi chủ nghĩa cộng sản, dưới chế độ độc tài toàn trị CSVN hiện nay.

55 năm, thời gian đã đủ chín muồi để công luận sáng suốt nhìn lại sự thật lịch sử một cách công minh. Thế nhưng đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, mặc dù tất cả các tài liệu đã được bạch hóa, mọi hồ sơ đã được giải mật; nhiều hồi ký của các cá nhân can dự đã được phổ biến... người ta thấy nhiều luận điểm khen chê vẫn thể hiện qua cảm tính một chiều theo xu hướng định kiến, không có tính khách quan, thiếu trung thực và thiên lệch.

Các thành viên ban biên tập Nguồn hiện nay là những người từng chứng kiến thời kỳ của cuộc chính biến và là nhân chứng sống thời cuộc lúc bấy giờ. Tạp chí Nguồn thực hiện số báo chủ đề “Cuộc đảo Chính ngày 1 tháng 11-1963” nhằm ghi nhận tóm tắt diễn tiến biến cố, cùng những hệ lụy, nguyên nhân, hậu quả đã đưa đến sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, một thể chế dân chủ tự do, từng sánh vai ngang hàng với các nước tự do dân chủ hàng đầu trên toàn thế giới.

Tất cả những hồ sơ, tài liệu, bài viết chúng tôi thu thập sẽ được giữ y nguyên khi đăng tải trên số báo này. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quan điểm của các tác giả. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thẳng thắn trình bày quan điểm của Nguồn, và nếu có sự đề cập đến ý kiến của một tác giả nào đó là với mục đích góp ý, bổ sung mà hoàn toàn không nhằm chỉ trích, phê phán...

Cuộc đảo chính, cho tới nay vẫn còn nhiều người cho rằng nguyên nhân là vì chế độ của TT Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo; Nhưng nguyên  do then chốt được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, đó là vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm không đồng ý cho Hoa Kỳ đổ quân Mỹ ào ạt vào miền Nam Việt Nam.
Để thực hiện chủ trương biến miền Nam thành tuyến đầu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bành trướng toàn Đông Nam Á, Hoa Kỳ quyết định phải có sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Nam VN. Không đạt được mục tiêu đó, một số nhân vật diều hâu Hoa Thịnh Đốn rat ay loại trừ TT Ngô Đình Diệm. CIA đã móc nối và khởi động “vụ Phật Giáo” ngay từ ngày 08-05-1963.

Một nhân viên CIA, tên Scott đã ném plastic trong cuộc tập họp của dân chúng tại đài phát thanh Huế làm chết 7 Phật tử và 1 nữ tín hữu Công giáo. Tiếp theo đúng như sắp đặt, một chuỗi biến động xã hội liên tiếp bùng nổ sau khi Phật giáo Ấn Quang do Thượng Tọa Trí Quang cầm đầu đưa ra Tuyên Ngôn 5 điểm (qua Ủy Ban Liên Phái) đòi hỏi chính phủ phải giải quyết. Tình hình ngày càng sôi động, xấu đi ngoài sự kiểm soát của chính quyền. (Xem bài Hội Sử Học Việt Nam tại Âu Châu trong số báo này).

Cao trào đấu tranh của Phật Giáo từ Huế vào Sài Gòn, lan dần đến các tỉnh lỵ. Giữa năm 1963, thấy tình hình đã chín muồi Henry Cabot Lodge Jr., được cử sang Sài Gòn làm Đại Sứ Hoa Kỳ thay thế Đại Sứ Frderick Nolting. Kế đến, vào tối thứ Bảy 24.6.1963, chính xác vào lúc 9 giờ 36 phút, Washington gởi công điện số 243 DEPTEL ra lệnh đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm!

Tại bộ ngoại giao Mỹ, từ sau vụ Phật Giáo xảy ra tháng 5-1963, có một ủy ban đã được thiết lập để phụ trách việc chi tiêu cho kế hoạch đảo chánh. Hoa Kỳ âm thầm chọn lựa một số người Việt có khả năng làm đảo chánh  và sẵn sàng ủng hộ một cuộc đảo chánh trong thời gian thích hợp.

Tình báo Mỹ qua trung tá điệp viên CIA Lucien Conein nhận lãnh trách nhiệm liên lạc thuyết phục, mua chuộc các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà dưới nhiều hình thức, và đạo diễn cuộc đảo chánh.

Chỉ hai ngày sau khi Cabot Lodge trình uỷ nhiệm thư lên TT Ngô Đình Diệm, cuộc đảo chính phát động, một ngày sau TT Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu bị thảm sát. Khi nhận ủy nhiệm thư, TT Diệm hỏi Lodge rằng “Tôi biết sắp có đảo chính, nhưng tôi không  biết ai làm việc đó”.  Lodge trả lời, lá mặt lá trái, “nếu có người Mỹ nào dính dáng với những việc làm không thích đáng thì tôi sẽ đưa họ ra khỏi Việt Nam”.

“Đúng 1 giờ 30 trưa ngày 1-11, Loucien Conein vào Bộ TTM mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với tòa đại sứ Mỹ, và một túi tiền 3 triệu bạc Việt Nam để chi cho các tướng lãnh tham gia đảo chính.  Đại tướng Khiêm trong một cuộc phỏng vấn “bỏ túi” với SQ tùy viên đã xác nhận, ngay từ giờ phút đầu cuộc đảo chính, trung tá Conein đã thường trực bên cạnh tướng Khiêm để theo dõi diễn tiến.  Người trực tiếp chủ trương, điều động và nắm giữ kế hoạch đảo chánh 01-11-1963 là tướng Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh chỉ là hình nộm của nhóm phản loạn. Nhưng nhân cơ hội này, DVM để trả “mối thù” đã ra lệnh hạ sát TT Diệm và bào huynh Ngô Đình Nhu.

“Cuộc đảo chánh 01-11-1963, thực chất chỉ là cuộc tạo phản, nhằm thỏa mãn thú tính của một số cá nhân, tham vọng bè phái, và nhất là phục vụ quyền lợi và đòi hỏi của ngoại bang.  Dương Văn Minh đã mở cửa cho cộng sản Bắc Việt tiến chiếm miền Nam - VNCH, bằng cuộc đảo chính 01-11-1963, và cũng chính Dương Văn Minh đã dâng trọn miền Nam - VNCH cho cộng sản Bắc Việt bằng cái nhãn hiệu "tổng thống" hai ngày”.
(LS Trương Phú Thứ - Cuộc đảo chánh 01-11-1963)

Ngày nay, sau 55 năm kể từ biến cố lịch sử đẫm máu ấy, những người từng đi qua giai đoạn ấy, và các thế hệ mai sau đều nhìn nhận kẻ chịu trách nhiệm trước hết là tướng Trần Thiện Khiêm, “một con người gian manh giảo hoạt, luôn núp mình sau bóng tối, để giật dây thủ lợi.” (Cơn lốc rối loạn Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam, tác giả: Trần Ngọc Giang - Văn Nghệ Tiền Phong số 272).

Tác giả Trọng Đạt trong bài viết “Đại tướng Dương Văn Minh – Công và Tội”, chỉ căn cứ vào lệnh buông vũ khí đầu hàng vào sáng 30 tháng Tư mà cho rằng “Sự thực ông ấy (Tướng Big Minh) không có tội mà cũng chẳng có công..”;  Và nhà văn Giao Chỉ trong bài viết “...chuyện ông Dương Văn Minh” cũng cho rằng: ông “Dương Văn Minh với công việc làm tổng thống Miền Nam trong hai ngày cuối cùng chỉ là ông tướng trên bàn cờ thảm bại đóng vai tốt đen, làm con chốt thí”. Nhà văn Giao Chỉ còn có cả “Một vòng hoa cho niên trưởng Dương Van Minh”!! 

Sự thật, muốn đánh giá “Công và Tội” của tướng Dương Văn Minh phải nhìn lại quá trình chính trị của ông từ cuộc đảo chính 1-1163, chứ không phải chỉ căn cứ vào lệnh đầu hàng, vào giờ hấp hối của miền Nam vào sáng 30-4-1975 và hơn 72 tiếng đồng hồ làm tổng thống của ông Dương Văn Minh như nhận xét của nhà văn Trọng Đạt và nhà văn Giao Chỉ.

Thực chất chức vụ Tổng thống hai ngày của ông DVM là chóp đỉnh vinh quang mà ông từng theo đuổi suốt những năm làm lung lay chế độ hợp pháp hợp hiến của VNCH – thành viên Liên Hiệp Quốc, được thế giới công nhận, được nhân dân miền Nam Việt Nam tin tưởng và ủng hộ.. Bài viết của LS Trương Phú Thứ đã có một nhận định rốt ráo về con người “yếu hèn và nhu nhược” này.                                                   

Chắc chắn người dân Sài Gòn nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung đều biết hoạt động của ông Dương Văn Minh từ sau năm 1963, đặc biệt là từ sau ngày TT Nguyễn văn Thiệu cho phép về nước sau những năm bị trục xuất sống lưu vong ở Thái lan. Ông Minh đã làm gì sau đó??

Trở về Sài Gòn ông tập hợp những thành phần bất mãn, đối lập và thân cộng tại dinh Hoa Lan thành lập Thành Phần Thứ Ba, chủ trương hòa giải hòa hợp với cộng sản, trung lập miền Nam gồm VNCH-VC và thành phần thứ ba tại dinh Hoa Lan.

Cũng tại dinh Hoa Lan, tướng DVM đã chứa chấp người em ruột là Dương Văn Nhật, một cán bộ tình báo của cộng sản miền Bắc. Có lần Dương Văn Nhật ở tại dinh Hoa Lan khoảng một tuần lễ. Tình báo VNCH xin lệnh canh gác và bắt giữ khi DV Nhật rời nhà ra đi, nhưng không hiểu vì sao lời đệ đạt này không được chấp thuận, mà lại chỉ thị cứ để cho đương sự đươc rời SG sang Cam-pu-chia để về cục R.

Trong khối hồ sơ tài liệu về cuộc chính biến 1-11-1963, chúng tôi  không thể đọc và ghi nhận một cách đầy đủ, ngoài những bài đăng tải trên số báo này, độc giả có thể và nên tìm đọc thêm các bài viết, tài liệu khác phong phú khác, đặc biệt là cuốn “Chính Biến 1-11-1963 & Tổng Thống Ngô Đình Diệm” của tác già Ngô Đình Châu, Thằng Mõ XB 2009.                                                                                                        
Song Nhị & Ban Biên Tập Nguồn                                                      

 


No comments:

Post a Comment