65 NĂM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
1953 - 2018
Trong suốt dọc dài lịch sử VN (ngoại trừ cuộc chiến Nam Bắc
1955-1975) có hai biến cố làm tổn hại nhân mạng nhiều nhất, đó là cuộc CCRĐ và
Cuộc Thảm Sát mậu thân 1968.
Theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945 - 2000” do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, số người bị đấu tố lên đến 172.008 người, và sau giai đoạn sửa sai xác định trong tổng số đó có đến 132.266 người bị oan.
Theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945 - 2000” do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, số người bị đấu tố lên đến 172.008 người, và sau giai đoạn sửa sai xác định trong tổng số đó có đến 132.266 người bị oan.
CHƯƠNG
II
CÁC
GIAI ĐOẠN CẢI CÁCH RUỘNG
ĐẤT
Tòa án nhân dân và cuộc
đấu tố địa chủ - Ảnh:
Nhiếp ảnh gia Liên Xô
Dmitri Baltermants (1912-1990) chụp 1955 tại Miền Bắc Việt Nam.
B
|
iến cố lịch sử trọng đại: cuộc chiến tranh Việt Pháp (1946
- 54) kết thúc đã không được đảng Lao động (tiền thân đảng CSVN) loan báo như
một tin mừng mà chỉ cho người dân biết, “Từ nay đồng bào không sợ máy bay Pháp
ném bom, bắn phá nữa, mọi người đi ra đường có thể mặc áo trắng, đội nón lá.
Chiến tranh đã chấm dứt...”
Hiệp định Genève ký kết ngày 20.7.1954 không được công bố.
Thời hạn 300 ngày được tự do di cư đổi vùng - từ ngày 20.7.1954 đến 30.10.1955
– người dân Nghệ-Tĩnh-Bình hoàn toàn không ai hay biết. Mọi khẩu hiệu tập trung
vào phong trào giảm tô và CCRĐ. Người ta xầm xì truyền miệng lén lút về việc di
cư vào Nam.
Một linh muc dẫn một nhóm giáo dân từ xứ đạo Thượng Bình (Hương Khê, Hà Tĩnh)
vào tới Quảng Bình, bị bắt về đem ra đấu tố.
Cho tới nay đã có nhiều người viết về cuộc thanh trừng rùng
rợn này tại các vùng nông thôn, chủ yếu từ phía bắc vĩ tuyến 17 đến các tỉnh
thuộc miền đồng bằng và trung du Bắc bộ.
Cuộc CCRĐ tiến hành từ năm 1953, tính đến nay, năm 2016 đã
63 năm, một số ít nạn nhân và nhân chứng còn sống sót, cùng một hai thế hệ con
cháu của họ vẫn chưa quên nổi cơn ác mộng kinh hoàng này.
Hơn 60 năm sau cuộc diệt chủng kinh hoàng ấy,
đến nay đã có nhiều bài viết ghi lại, nhiều tài liệu được phổ biến. Là nạn nhân
và là nhân chứng, là người trong cuộc, từng chứng kiến những gì mắt thấy tai
nghe, khi tiếp cận với các tài liệu ấy, đặc biệt những ý kiến, những nhận định
đúc kết trên google - Bách Khoa Toàn Thư – Wikipedia (Phụ lục tr. 514-513) chúng tôi thấy đây
là một tài liệu được trình bày tương đối khá đầy đủ với cái nhìn tổng quát và
khách quan của người biên soạn, theo đó:
- Cải cách ruộng đất ở Việt Nam từ năm 1953 đến 1956, được rập
khuôn theo chương trình Cải cách ruộng đất ở Trung quốc từ năm 1946 đến 1953.
- Mục đích của chương trình cải cách
ruộng đất là để phá vỡ sức mạnh của các tầng lớp “thượng tầng xã hội” – Trí Địa
Phú Hào – trước nhất nhằm củng cố quyền lực giới lãnh đạo các cấp của đảng. Đây
cũng là một chính sách mị dân, nhắm vào thành phần đa số nông dân ở các nông
thôn, làng mạc với khẩu hiệu “Địa chủ hết thời, nông dân vạn đại”.
- Chủ trương tịch thu tài sản “giai cấp bóc lột” trao cho
thành phần bần cố nông chủ đích là để triệt hạ giai cấp thượng tầng, để tạo ra
một giai cấp mới không có quyền tư hữu, một giai cấp mới tuyệt đối trung thành
với đảng. Thực tế sau CCRĐ lớp người nghèo khó trước kia, lại càng nghèo khó
hơn. Tài sản tịch thu của địa chủ chia cho nông dân chẳng có gì đáng giá, hầu
như con số không. Ruộng đất tập trung vào các Hợp Tác Xã, người nông dân trở
lại cảnh làm thuê cho một chủ nhân tập thể.
Mục tiêu của cuộc cách mạng cộng sản
qua CCRĐ, kết quả chỉ dẫn đến sự tan rã giềng mối lâu đời ở nông thôn. Nhiều
người dân làng bị hành quyết, ruộng đất bị tịch thu, thậm chí với cả những
người nông dân nghèo, và những người láng giềng nổi trội.
Chúng tôi đã từng chứng kiến những vụ hành quyết hàng loạt.
Một số nguồn tin cho rằng khoảng 30% "địa chủ" bị hành quyết là những
đảng viên đảng cộng sản. Con số này, theo trải nghiệm tại chỗ của chúng tôi tại
địa phương trong CCRĐ là con số đáng tin cậy.
Cựu quan chức chính phủ Bắc Việt, ông Nguyễn Minh Cần nói
với bộ phận Việt ngữ của đài RFA rằng: "Cuộc cải cách ruộng đất là một
cuộc tàn sát những người hiền lương, vô tội, và nếu sử dụng thuật ngữ hiện đại,
thì chúng ta phải nói rằng đó là một cuộc diệt chủng,
gây ra bởi sự phân biệt giai cấp [wikipedia].
(Phụ lục tr.514)
Khóa họp lần thứ Ba của Quốc Hội nước
VN.DCCH từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 12 năm 1953, đã thảo luận và ban hành Luật
CCRĐ.
Hồ sơ chính thức đưa ra con số 172.008 "địa chủ"
bị hành quyết trong "cải cách ruộng đất", trong đó có 123.266
(71.66%) được xác nhận là do phân loại sai.
“Các nạn nhân đã được báo cáo là bị bắn, bị
chặt đầu, và bị đánh đến chết. "Một số bị trói, bị ném vào một huyệt mộ và
bị ném đá cho đến khi họ tươm xác đến chết".
Theo chúng tôi đuợc chứng kiến thì tại
Nghệ Tĩnh, hầu hết địa chủ đều bị bắn chết trước khi bị ném xuống hố, rất ít
trường hợp được đào huyệt chôn lấp.
**
Ngay từ năm 1949, cộng sản, từ thời Việt Minh đã phát động
CCRĐ, nhưng việc nầy chỉ tiến hành mạnh mẽ từ năm 1950 trở đi. Vào năm nầy, Hồ
Chí Minh qua Liên Xô xin viện trợ. Stalin thúc bách Hồ Chí Minh thực hiện ngay
hai việc: thứ nhất tái công khai đảng cộng sản và thứ hai đẩy mạnh CCRĐ theo
đường lối cộng sản.
Cuộc CCRĐ khởi đầu từ khi HCM ký 2 sắc luật Giảm Tô số
78/SL ngày 14/7/1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1/7/1951 về chính sách nông nghiệp
của chính quyền kháng chiến.
“Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và
Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ
chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ… Sau khi đi Trung quốc và
Liên xô về, bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ.
Đoàn cố vấn CCRĐ do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy
Quảng Tây. Họ muốn qua CCRĐ để chỉnh đốn lại đảng ta. Thời gian từ lúc tiến
hành CCRĐ đến lúc dừng là 3 năm”.
Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân
(1954-1982) kể lại trong “Bí mật HCM”
(Đàn chim Việt online
ngày 4-7-2010)
Ông Nguyễn Minh Cần, người được thành ủy Hà nội giao cho
trách nhiệm sửa sai trong CCRĐ ở ngoại thành Hà Nội đã kể lại: “Ngày 4-12-1953, Quốc hội nhất trí thông qua luật CCRĐ. Sau đó, chủ tịch HCM đã ra sắc lệnh ban hành luật
CCRĐ. Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà đợt đầu tiến hành ở 47 xã, tỉnh Thái
Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hoá, sau đó tràn lan trên khắp miền Bắc, trừ các vùng
miền núi...
Theo chúng tôi - người viết ghi nhận
tại Hà Tĩnh năm 1954 - thì năm 1953 đảng CS ban hành chủ trương “Phóng tay phát
động phong trào truy tô”. Phong trào truy tô ráo riết tới cuối năm 1953, đầu
năm 54. Tiếp đó là phong trào cải cách ruộng đất, đến năm 55 là cao điểm.
Tại hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, sau chiến dịch Trung Lào năm
1950-1953, năm 1951 Việt Minh cho lập Ban Kiến điền và Ban Thu thuế, quy định
thuế nông nghiệp theo chủ trương mới, tận thu trên từng thửa ruộng do cán bộ
phỏng chừng, ước định và nông dân bình năng xuất. Trên lý thuyết quy định mỗi
hộ phải nạp 20% lúa khô khén, nhưng thực tế sản lượng lúa thu hoạch được không
đủ để đóng thuế, khiến thành phần có ruộng canh tác từ Trung nông trở lên khánh
kiệt, lâm vào tình trạng đói thiếu. Từng gia đình sau mùa gặt tập trung công
sức vào việc phơi khô, sảy sạch thóc, thuê người gánh đi nạp thuế, từ đó trong
nhà không còn thóc gạo, vài ba tháng sau ăn độn, những tháng tiếp theo là khoai
sắn canh rau. Chính sách thu thuế nông nghiệp ban hành năm 1947, quy định thu
27 kg lúa khô khén, sảy sạch đồng đều trên mỗi sào ruộng (dù ruộng tốt hay xấu)
do bất cứ thành phần nào (không phân biệt địa
chủ, phú nông hay bần cố nông) canh tác.
Với chủ trương người dân có bao nhiêu, nhà nước “tạm thu”
bấy nhiêu, nghĩa là lấy hết, lấy sạch, do đó xẩy ra hiện tượng có những người
rình rập tới giờ nấu ăn, chạy thẳng vào nhà bếp người khác, mở nắp vung nồi ra
kiểm tra. Nếu thấy chủ nhà nấu cơm tức là nhà này còn giấu lại thóc gạo, liền
đi báo cáo cho nhà chức trách. Chủ nhà sau đó bị gọi lên “làm việc” tra khảo...
Tình trạng đó làm cho giềng mối, tình nghĩa chòm xóm dần dà tan rã.
Giới địa chủ không còn đủ thóc lúa đóng thuế nên giao hẳn
ruộng đất cho nông dân tự cày cấy, thu hoạch, đóng thuế, địa chủ không thu tô,
nhưng nông dân không nhận. Địa chủ, phú nông lâm vào cảnh cùng kiệt nên làm
giấy cúng hiến ruộng đất cho nhà nước, nhưng chính quyền từ chối. Do đó nhiều
đồng ruộng đã phải bỏ hoang, đời sống người dân càng thêm sa sút.
Thành phần “có máu mặt” ở nông thôn từ đó bị suy yếu từ thể
chất đến tinh thần. Đó là một biện pháp có chủ đích đề phòng, làm tê liệt sự đề
kháng như đã xẩy ra tại Bùi Chu - Phát Diệm trong phong trào Quỳnh Lưu (Nghệ
An), người dân nổi dậy chiếm các kho lúa thuế, thành lập lực lượng tự vệ, bắt
cán bộ chính quyền, công an, dân quân tự vệ giam giữ làm con tin. Tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), các xứ đạo Thổ
Hoàng, Tây Hồ do LM Hồ Sĩ Huề lãnh đạo, giáo dân sắm giáo mác, cung tên tẩm
độc, công khai chống đối. Các giáo xứ khác như Ninh Cường, Thượng Bình, họ Trăm
Năm (Phú Gia) đồng loạt bất cộng tác với chính quyền. [Theo
sách Lịch sử sự tích Phú Gia. Trần Kim Tần, 2001].
Thời đó đã có lần tôi gặp LM Hồ Sĩ Huề khi LM đi làm lễ cho
một họ đạo dân chài ở xã Hưng Thịnh. LM Huề bị bắt, trong dân gian có một bài
vè do chính quyền phổ biến, tôi còn nhớ mấy câu: “Huề ơi đội lốt thầy tu làm
gì/ Khôn thời mày chết quách đi/ Sống mà như thế sống gì nhuốc nhơ..”.
Năm 1950, bước đầu chuẩn bị cho cuộc CCRĐ, nhiều diễn biến
làm đảo lộn nề nếp sinh hoạt truyền thống ở nông thôn, đã tạo nên một không khí
ngột ngạt cùng với tình trạng chiến tranh ác liệt, máy bay Pháp liên tục ném
bom, bắn phá bất cứ mục tiêu nào: bến sông ngòi, cầu đường, nhà ga, kho bãi,
hay bất cứ mục tiêu di động nào, dù chỉ là một con trâu hay một con người bị
phát hiện. Vùng Nghệ Tĩnh không một địa phương nào không bị bom đạn của máy bay
Pháp.
Tình trạng chiến tranh lu mờ dần theo
năm tháng qua năm giai đoạn của cuộc CCRĐ, cho đến tháng 7-1954 khi chiến tranh
chấm dứt, cũng là lúc cuộc CCRĐ mở đầu giai đoạn quyết liệt. Thật ra Hồ Chí
Minh đã chuẩn bị cho cuộc CCRĐ từ mấy năm trước đó. Ngày 30/10/1952 Hồ Chí Minh
gửi Stalin bức thư thứ nhất:
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng
Lao Động Việt Nam,
và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận
được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc hai đồng chí Liên Xô
tới Việt Nam
để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Phá
đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường
mất khoảng 10 ngày.
(Trích đoạn liên quan cuộc CCRĐ)
Ngày 31/10/1952 Hồ Chí Minh gửi bức thư thứ hai báo cáo
tiến trình CCRĐ do ông thiết lập và xin chỉ thị của Stalin (tạm dịch):
Đồng chí Stalin thân mến,
Xin gửi ngài chương trình cải cách
ruộng đất của đảng Lao
Động Việt Nam. Chương trình hành động được
lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San. Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ
dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952
Ký tên
-----------------
[Nguồn: Cục lưu trữ Quốc gia Nga:
http://www.rusarchi ves.ru/evants/ exh...tnam1/ 22.shtml ] - Phổ biến từ “From:
XUAN PHU NGUYEN <phuxuan2@verizon.net>
Cuộc CCRĐ diễn tiến trong năm giai đoạn kể từ
năm 1950, sau khi Hồ Chí Minh nhận lệnh Stalin. Cuộc cải cách lúc đầu khá ôn
hòa rồi trở nên mạnh mẽ và càng ngày càng ác liệt, từ năm 1955 đến 1956 là giai
đoạn sắt máu giết hại nhiều người nhất. Tài liệu do CSVN công bố chính thức có
172,008 địa chủ, phú
nông bị bức hại, trong đó có đến 23,000 đảng viên trung kiên bị chết oan (*
tr52)
Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân
(1954-1982) trong
chuyện “Bí mật HCM” viết: “Mùa hè năm
1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ.
Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…
“Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, bác
chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ do
Kiều Hiếu Quang, Phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây làm trưởng đoàn. Họ muốn qua CCRĐ
để chỉnh đốn lại đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành CCRĐ đến lúc dừng là 3
năm”. (Đàn chim Việt online ngày 4-7-2010)
Cuộc CCRĐ chia làm
năm giai đoạn: bắt
đầu từ năm 1949 đến 1956.
Trong giai đoạn đầu trước năm 1954, cuộc CCRĐ chưa lên đến
cao điểm. Nông dân ở miền Nam vĩ
tuyến 17 ít có kinh nghiệm về CCRĐ. Ở
vài nơi Việt Minh gọi là vùng "tự do", do CS kiểm soát như Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định có diễn ra cảnh đấu tố.
Vào thời gian này, VM đang thương thuyết trong cuộc hòa đàm ở Genève,
rồi đất nước bị chia hai, VM rút ra Bắc, các tỉnh miền nam vĩ tuyến 17 thoát
được các cuộc đấu tố.
Tại miền Bắc, cuộc CCRĐ lúc đầu khá ôn
hòa, nhưng trở nên mạnh mẽ từ sau khi Hồ Chí Minh nhận lệnh Stalin năm 1950,
thì càng ngày càng khốc liệt, nhất là giai đoạn 5 từ 1955 đến 1956 là giai đoạn
sắt máu giết hại nhiều người nhất.
- GIAI ĐOẠN SƠ KHỞI: Vào giữa năm 1949, khi sửa soạn
chuyển qua giai đoạn phản công quân sự, VM đã vững mạnh ở vùng nông thôn và
nhất là rừng núi Việt Bắc. Lúc đầu, VM thực hiện cuộc CCRĐ một cách nhẹ nhàng,
chỉ kiếm cách tăng gia sản lượng nông nghiệp nhắm cung ứng nhu cầu đội quân
càng ngày càng gia tăng. Để khuyến khích nông dân ra sức cày bừa, chính phủ VM
đã để cuộc CCRĐ được thi hành một cách nhẹ nhàng, chỉ kiếm cách tăng giasản
lượng nông nghiệp nhằm cung ứng nhu cầu đội quân càng ngày càng gia tăng.
- GIAI ĐOẠN THỨ NHÌ: Trong năm 1950, một loạt sắc lệnh
nông nghiệp ra đời có tính cách mỵ dân, nhằm đẩy mạnh sản xuất, phục vụ công
cuộc kháng chiến.
Sắc lệnh số 20/SL ngày 12-2-1950 ban bố lệnh
tổng động viên toàn bộ "nguồn nhân lực [người], vật lực [gia súc, nông cụ]
và tài lực [tiền bạc] cho tổ quốc".
Kế đó, Sắc lệnh số 89/FL ngày 22-5-1950 quyết
định xóa bỏ tất cả những hợp đồng vay nợ giữa tá điền với điền chủ ký kết trước
năm 1945, và xóa bỏ cả những hợp đồng ký kết sau năm 1945 nếu con nợ đã trả đủ
100% số tiền đã vay, hoặc con nợ đã từ trần vì sự nghiệp của VM thì gia đình
khỏi trả nợ. Cùng ngày 22-5-1950 Sắc lệnh số 90/FL, quốc hữu hóa tất cả những
đất đai đã bỏ hoang trong 5 năm liên tục để chia cho nông dân nghèo...
- GIAI ĐOẠN THỨ BA: bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20-4-1953, đăng trên Công báo VM ngày
20-5-1953 đưa ra các quy định: - giá thuê đất. - Cấm các chủ đất hủy bỏ những hợp
đồng cũ. - Huỷ bỏ hoàn toàn tiền nông dân vay nợ trước tháng 8-1945. - Tịch thu
tất cả những tài sản của "đế quốc" Pháp, "Việt gian" và
"địa chủ ác ôn". - Thành lập "Uỷ ban nông nghiệp" các cấp
từ trung ương đến địa phương.
- GIAI ĐOẠN THỨ TƯ: Vào cuối tháng 11 đầu tháng
12-1953, họp Đại hội Đại biểu đảng Lao Động với khẩu hiệu "Ruộng đất cho
người cày", quyết định thực hiện dần dần cuộc CCRĐ theo một kế hoạch được
soạn thảo kỹ lưỡng.
“Ngày 4-12-1953, Quốc hội nhất trí thông qua
luật CCRĐ. Sau đó, chủ
tịch HCM đã ra sắc lệnh ban hành luật CCRĐ. Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà đợt
đầu tiến hành ở 47 xã tỉnh Thái Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hoá, sau đó tràn lan
trên khắp miền Bắc, trừ các vùng miền núi…”
(Người Việt ngày 4 đến 11-2-2006)
- GIAI ĐOẠN THỨ NĂM: Vào giữa năm 1954, sau Hiệp định
Genève ký kết ngày 20-7-1954, nước Việt Nam bị chia hai. Hồ Chí Minh ký sắc
luật về CCRĐ ngày 14-6-1955 quy định nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản (đất
đai, nhà cửa, gia súc, nông cụ...) của những người "thực dân", địa
chủ gian ác, cường hào ác bá, "Việt gian" phản động; trưng thu không
bồi thường và thu mua đất đai, nông cụ, gia súc thuộc các nhân vật "tiến
bộ", các địa chủ đã tham gia kháng chiến, các địa chủ thuộc thành phần
thương gia hay kỹ nghệ gia; truất hữu đất đai của các tổ chức tôn giáo như
Thiên Chúa giáo, Phật giáo...
-------------------
[Cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Trần Gia Phụng, CET
by webmaster vietno February 10 - 12:35:58] (*tr56).
***
No comments:
Post a Comment