Friday, January 26, 2018

65 NĂM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT / 1953 - 2018




65 NĂM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 
1953 - 2018


Trong suốt dọc dài lịch sử VN (ngoại trừ cuộc chiến Nam Bắc 1955-1975) có hai biến cố làm tổn hại nhân mạng nhiều nhất, đó là cuộc CCRĐ và Cuộc Thảm Sát mậu thân 1968.
Theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945 - 2000” do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, số người bị đấu tố lên đến 172.008 người, và sau giai đoạn sửa sai xác định trong tổng số đó có đến 132.266 người bị oan.

THỰC CHẤT BIỆN PHÁP SỬA SAI
VAI TRÒ HỒ CHÍ MINH TRONG CCRĐ

Từ năm 2008, sau khi một tác giả người Đài Loan, GS Hồ Tuấn Hùng, tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, phổ biến một quyển sách có tựa đề "Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo’’ chứng minh Hồ Chí Minh (HCM), lãnh tụ của Việt Nam không phải là Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Sinh Cung (người xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghê An), mà là Hồ Tâp Chương (HTC) người Đài Loan – Trung Hoa.

Rất nhiều bài viết của nhiều tác giả tên tuổi đưa ra những phân tích, nhận định, nhưng chưa có ai khẳng định, quả quyết quan điểm của mình về câu chuyện HCM là Hồ Tập Chương, thật hay giả. Hầu hết đồng ý sự thật sẽ được sáng tỏ khi đảng CSVN cho thử DNA xác ướp.

Điều khiến dư luận mọi giới thắc mắc là tại sao, cho đến nay, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn hoàn toàn im lặng. Khi các thông tin này được tung ra, đảng CSVN không hề mở miệng lên tiếng phản đối, giải thích hay trấn an dư luận.

Tất cả những tư liệu liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh ở Hà Nội, trong thư khố của Hoa Nam và Mạc Tư Khoa vẫn còn bị niêm phong, không ai có quyền tham khảo.
Cuối cùng, điều chắc chắn, người ta nhận ra chính ông HCM đã thực hiện cuộc Cải Cách Ruộng đất tàn ác, rập theo mô thức của TQ tại Việt Nam, nhẫn tâm xử bắn người phụ nữ có lòng, bà Nguyễn Thị Năm, người từng nuôi Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh…, cùng hàng trăm nghìn người dân VN vô tội khác, trực tiếp hay gián tiếp bị giết chết … 

Dưới sự quản lý của chính phủ Hồ Chí Minh, 9 năm kháng chiến chống Pháp, vùng nào gọi là “tự do”, ở đó có chủ trương hợp làng, hợp xã, hợp tự…, để xóa mọi địa danh truyền thống Việt, nhất là những địa danh và di sản văn hóa còn dấu vết cuộc kháng chiến chống nhà Minh thế kỷ XV. Cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, xét cho cùng đều nhằm tiêu diệt đội ngũ nhân sĩ trí thức, di sản văn hóa truyền thống dân tộc. Hồ Chí Minh nhận lệnh từ Mao, những gì quân Minh thế kỷ XV chủ tâm triệt phá mà phá chưa hết thì Hồ Chí Minh phá tiếp. Đình chùa bị HCM triệt phá để thủ tiêu nền văn hóa dân tộc... Cái gọi là Cải cách ruộng đất mà Hồ Chí Minh hô hào tổ chức thực hiện là chủ trương diệt chủng do Mao Trạch Đông đề xướng.
Khi dân mình bị giết, những người ưu tú của dân tộc Việt đã bị bắn, bị chém, bị chôn sống, bị đập bằng cào, cuốc, gậy gộc, gạch đá... HCM không hề đau xót, mà trái lại còn hoan hỷ.

Chân tướng tội ác của CCRĐ bị dư luận phản đối, có nguy cơ bị lật mặt thì đảng CSVN vội vã xoa dịu, gọi là “sửa sai”.
Để chạy tội, Hồ Chí Minh đưa Võ Nguyên Giáp là người được coi là tác giả chiến công Điện Biên Phủ xin lỗi toàn dân. Hồ Chí Minh đứng đàng sau vỗ tay theo bài dạy của quan thầy “Ngọa sơn quan hổ đấu”.

Tình trạng xã hội nông thôn trong thời kỳ CCRĐ cực kỳ hỗn độn. Thành phần bần cố nông “cốt cán” dựa hơi cán bộ đội Cải Cách, xưng hùng xưng bá, tự tung tự tác, thẳng tay đàn áp, truy bức, trấn lột bất cứ người nào. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1956, danh từ “Địa chủ” nghe rất rùng rợn, một ám ảnh kinh hoàng cho con cái, thân nhân những gia đình bị khép vào thành phần này. Bản thân những người địachủ bị miệt thị ghê tởm hơn cả một con súc vật. Xã hội bị đảo lộn mọi tôn ti trật tự, luân lý đạo đức hoàn toàn bại hoại.

Một số gia đình địa chủ có con em là bộ đội, cán bộ thoát ly, ở nhà cha mẹ bị đấu tố, có người bị tử hình, tài sản bị tịch thu... Tình trạng đó khiến những người nông dân lương thiện sa sút tinh thần, hoang mang giao động, những người từng dấn thân xông pha phục vụ chấn động niềm tin.

Trước tình trạng người dân chao đảo oán than, đảng CSVN buộc phải có biện pháp xoa dịu. Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động phải ra quyết định:

Ngưng chức Tổng Bí Thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị; loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương.  Vậy có phải sự thật là ông Hồ Chí Minh vô can và ông đã khóc khi nghe biết người dân đã bị hành hạ, chết chóc oan nghiệt trong những vòng tai họa của cuộc CCRĐ??

Qua bài viết của những người trong cuộc như các ông Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên, Trần Đĩnh khẳng định thì “người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ". 

Trong nhiều thập niên qua vai trò của Hồ Chí Minh trong CCRĐ vẫn được đặt ra với nhiều câu hỏi. Có thật ông chỉ theo lệnh của
Stalin và Mao Trạch Đông? Có thật ông chỉ là thiểu số không đủ
quyền lực để ảnh hưởng đến các cố vấn Trung Quốc? Có phải ông chỉ muốn tiến hành giảm tô? Có phải ông đã khóc khi biết được những tội ác do CCRĐ gây ra?

Trong cuốn “Đèn Cù”, tác giả Trần Đĩnh, người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh ghi rõ, trong buổi đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, Hồ Chí Minh đội nón, mang râu, cải trang xem cuộc đấu tố và xử tử bà Năm…, (Đèn Cù, Trần Đĩnh, Người Việt California 2014).  

Cũng theo Trần Đĩnh, tác giả bài báo "Địa chủ Ác ghê" chính là Hồ Chí Minh.  

Để “minh họa”, người viết xin lược trích một số những chi tiết trong bài viết của ông Nguyễn Quang Duy (*) hầu cung cấp cho bạn đọc tài liệu truy cứu.

Tuy nhiên, với các dữ kiện được minh chứng ở trên, nếu đúng giả thuyết Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương, người gốc Hẹ, một điệp viên của tình báo Hoa Nam cài đặt vào lãnh đạo đảng Lao Động Việt Nam, thì những nghi vấn về vai trò HCM trong CCRĐ không còn là vấn đề cần tranh luận nữa. Mọi việc đã sáng tỏ. HCM là người chủ truơng thực hiện cuộc CCRĐ theo chỉ thị của Stalin và Mao Trạch Đông.  Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Duy:

“... Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ nguyện vọng "người cày có ruộng" của nông dân Việt Nam. Khi còn ở Pháp ông có viết một số bài lên án việc chiếm hữu đất đai của thực dân Pháp và của nhà thờ Công giáo. Trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa, ông tiếp nhận và để tâm nghiên cứu cách mạng thổ địa tại đây. Nó vừa là một phương tiện đấu tranh giai cấp, vừa để  xây dựng chuyên chế vô sản.

Trong một lá thư gởi các lãnh đạo Quốc tế Nông dân đề ngày8/2/1928, ông viết: "Tôi tranh thủ thời gian viết ‘những ký ức của tôi' về phong trào nông dân, chủ yếu là phong trào Hải Lục Phong, nơi có các xô-viết nông dân. Người ‘anh hùng' trong ‘những ký ức của tôi' chính là đồng chí Bành Bái, cựu Dân ủy nông nghiệp của Xô-viết Quảng Châu và hiện là lãnh tụ của nông dân cách mạng." (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 265). Năm 1953 tại Hội nghị nông hội và dân vận toàn quốc, ông lại nhắc đến: "...đồng chí Bành Bái ở Trung Quốc, gia đình đồng chí là đại địa chủ, đại phong kiến, nhưng đồng chí ấy đã tổ chức và lãnh đạo nông dân đấu tranh rất quyết liệt chống địa chủ phong kiến" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2 trang 357).

Ngày 25/1/1953, tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động, Hồ Chí Minh chủ toạ, đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức, đấu tranh chống giai cấp địa chủ phong kiến, tiến đến CCRĐ. Ít tháng sau, Đảng CS đã lãnh đạo nông dân nổi dậy ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Khẩu hiệu "trí - phú - địa - hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" được dùng làm tiêu đề cho cuộc đấu tranh mới - đấu tranh triệt tiêu giai cấp địa chủ và phong kiến.

Ngày 12/4/1953 Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 150 SL về cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp  và địa chủ phản động chia lại cho nông dân nghèo.

Ngày 14/11/1953, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương và Hội nghị toàn quốc của Đảng Lao động đã quyết định tiến hành CCRĐ.

Trong báo cáo trước Quốc hội khoá I kỳ họp lần thứ ba, ông Hồ đã phát biểu "Phương châm của cải cách ruộng
đất là: phóng tay phát động quần chúng nông dân" (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509).

Ông Nguyễn Văn Trấn, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá I, đại diện Sài Gòn Chợ Lớn, giải thích "phóng tay" nghiã là "cứ việc làm mạnh thả cửa" (Nguyễn Văn Trấn, trang 266).

Ông Nguyễn Minh Cần giải thích "là làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ". Ông còn cho biết: "Ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu: khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được".

Ông Nguyễn Văn Trấn than rằng "Trời ơi! Đảng của tôi đã nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó bật lại giết chết bao nhiêu vạn sinh linh." (Nguyễn Văn Trấn, trang 266).


Cũng trong báo cáo trước Quốc hội này, Hồ Chí Minh đã ra chỉ tiêu: "Giai cấp địa chủ phong kiến không đầy 5 phần trăm dân số, mà chúng và thực dân chiếm hết 7 phần 10 ruộng đất..."
Chính chỉ tiêu này đã: "... giết chết bao nhiêu vạn sinh linh".  (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509).

 Một địa chủ bị đấu gục. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants (1912-1990) chụp tại Miền Bắc Việt Nam năm 1955

Ông Nguyễn Minh Cần giải thích "là làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ". Ông còn cho biết: "Ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu: khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được".
Ông Nguyễn Văn Trấn than rằng "Trời ơi! Đảng của tôi đã nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó bật lại giết chết bao nhiêu vạn sinh linh." (Nguyễn Văn Trấn, trang 266).

Cũng trong báo cáo trước Quốc hội này, Hồ Chí Minh đã ra chỉ tiêu: "Giai cấp địa chủ phong kiến không đầy 5 phần trăm dân số, mà chúng và thực dân chiếm hết 7 phần 10 ruộng đất..." Chính chỉ tiêu này đã: "... giết chết bao nhiêu vạn sinh linh".  (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 trang 509).

Trong thời gian tiến hành giảm tô tiến đến CCRĐ, sáu xã tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã được chọn làm thí điểm. Người đầu tiên bị mang ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm. Bà còn được gọi là bà Cát Hanh Long (xem Nguyễn Minh Cần). Bà làngười đã che giấu và nuôi dưỡng các lãnh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... trong thời gian Đảng CS còn hoạt động bí mật. Hai con trai bà, ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Công đang làm Chính uỷ trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin.

Thành Tín cũng viết "Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: “Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức”. Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này".

Thành Tín viết tiếp: "Thế nhưng không có gì động theo hướng đó cả! Bởi vì người ta mượn cớ đã quá chậm. Các phóng viên báo chí, các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi".

Trong hồi ký “Giọt Nước Trong Biển Cả”, ông Hoàng Văn Hoan đã cho rằng Ủy ban CCRĐ "... tự cho phép các đội CCRĐ được bắn vào địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên, sau lan tràn đi nhiều nơi, coi là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế của nông dân."

Ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó chủ tịch thành phố Hà Nội, đã hết sức ưu tư về việc "những người lãnh đạo cộng sản trong Bộ Chính trị và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Ủy viên ban chấp hành, Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một bản án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu của một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo trước những tai họa khôn lường cho toàn dân tộc!".

Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét một cách dứt khoát: "Câu chuyện về Hồ Chí Minh trong thâm tâm chống lại chủ trương Cải cách ruộng đất, bực bội vì việc mở màn bằng việc bắn một người đàn bà, như một số người bào chữa cho ông là một chuyện tầmphào. Một lệnh ông Hồ ban ra không phải là chỉ cứu được bà Nguyễn Thị Năm, nó còn cứu hằng ngàn người bị giết oan trong cả Cải cách ruộng đất, lẫn Chỉnh đốn tổ chức do Lê Văn Lương song song tiến hành. Ông không cứu ai cho tới khi những sai lầm tích tụ lại thành cái nhọt bọc. Lúc cái nhọt bọc vỡ ra ông mới tỉnh cơn mê. Nhưng đã muộn" .

Vũ Thư Hiên còn cho biết ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên thư ký riêng của Hồ Chí Minh, đã nói thẳng với ông Hồ: "Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác vẫn còn ngồi yên được à? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừalàm vừa học xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào đồng chí". Cũng qua Vũ Thư Hiên ta biết được ông Vũ Đình Huỳnh đã "... khẳng định người chịu trách nhiệm chính là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải là Trường Chinh. Trường Chinh chỉ là con dê tế thần cho ông Hồ".

Vụ án Nguyễn Thị Năm nói riêng và CCRĐ nói chung còn rất nhiều uẩn khúc. Những uẩn khúc này không phải chỉ liên quan đến các nạn nhân hay gia đình nạn nhân CCRĐ. Nó còn in đậm nét trong tâm trí của những người đã một thời tin vào chủ nghĩa cộng sản, vào lý tưởng cộng sản, vào sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và ĐCS, trong đó có người từng trực tiếp tham gia CCRĐ. Những uẩn khúc này cần phải được làm sáng tỏ.

Trong tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của tác giả C.B. do báo Nhân Dân xuất bản năm 1955, trang 27 và 28, có bài "Địa chủ ác ghê". Bài viết này đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 và phổ biến lại trong tập liệu này. Đúng như nhà báo Thành Tín cho biết, "các phóng viên báo chí, các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Năm rồi".

Cho tới ngày hôm nay, khi mà đảng CSVN không còn có thể bưng bít, khi mà các tác giả là nhân chứng sống, chứng kiến các cuộc đấu tố tại các địa phương đã vượt qua nỗi sợ hãi, đã thẳng thắn viết ra những gì họ nhìn thấy, họ nghe biết.

Trần Đĩnh trong tác phẩm Đèn Cù, khẳng định, tác giả bài báo "Địa chủ Ác ghê" chính là Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Văn Trấn, trong cuốn “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” đã kể rằng, có lần ông hỏi ông Tôn Đức Thắng, Phó Chủ Tịch VN Dân Chủ Cộng Hòa, tại sao để cho cải cách ruộng đất giết dân như vậy? Đang ngồi, ông Tôn Đức Thắng bật dậy khỏi ghế, vừa đi vừa văng tục: “ĐM, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì.”

Từ sau những đợt đấu tố thanh trừng gây kinh hoàng trên toàn miền Bắc, nhiều học giả, sử gia và nhà nghiên cứu xã hội Việt Nam và ngoại quốc đã chú tâm xem xét toàn bộ thảm kịch. Một nhận định chung cho rằng có hơn 70% người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông là quy sai.  

Trường hợp xử tử bà Nguyễn Thị Năm là một điển hình. Bà Năm là chủ hiệu Cát Hanh Long ở Hà Nội, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh. Bà có con trai là Trung Đoàn trưởng một Trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền VNDCCH mới thành lập.

Gia đình tôi, khoảng cuối năm 1957 đã vượt biên đến Lào   nhận được thư ông anh tôi gửi từ Hà Tĩnh via (qua) Hong Kong thông báo cho bố mẹ tôi biết CCRĐ đã được sửa sai, bố mẹ tôi đã được trả lại thành phần. Thư có đoạn mong gia đình trở về sum họp. Nhà của bố mẹ tôi gồm ba căn nhà ngang và hai căn nhà dọc, có vườn rộng, nhiều loại cây ăn trái, có vườn cau, ao nuôi cá... bị tịch thu chia cho hai gia đình cố nông chiếm ngụ. Khi có lệnh sửa sai, ông anh tôi là giáo viên, làm đơn xin Ty Giáo dục tỉnh chứng nhận và giới thiệu sang xin bút phê của Uỷ Ban và Công an tỉnh, đem về địa phương xin lại ngôi nhà. Đang lúc có biện pháp sửa sai, để xoa dịu dư luận nên thủ tục lấy lại nhà tương đối dễ dàng. Cuối cùng gia đình ông anh tôi được trở về tổ ấm cũ, có nơi thờ phụng tổ tiên.

Ngày mà đảng cho vào chiếm ngụ nhà tịch thu của địa chủ, những cố nông cốt cán ấy như người trúng số, như nằm mơ, bỗng dưng từ khố rách áo ôm, chui ra chui vào một túp nhà tranh lụp xụp, một sáng một chiều trở thành chủ nhân một tòa nhà rộng rãi khang trang. Hết lời ca ngợi, biết ơn đảng! Ngày phải thu dọn, gom góp mấy cái chén đĩa, nồi niêu, rổ rá sắp vào quang gánh bước ra khỏi nhà, đứng giữa sân, đứng trước ngõ vừa khóc vừa la: “Ơi đảng ơi là đảng! Đảng lừa bịp chúng tôi! Ơi trời ơi là trời! Bây giờ ăn đâu? Ở đâu?...”.
Những người này khi trở lại với công việc làm ăn sinh sống thì đã hai bàn tay trắng, nhà không, vách trống, không nơi nương tựa, không còn nơi để làm thuê, làm mướn, lâm vào cảnh đói rách cùng cực. Có người phải đi hành khất độ nhật, thân xác liệt nhược, chết dần chết mòn thê thảm.

Nhà cửa địa chủ khi lấy lại đã bị phá phách tả tơi. Chạn bếp, bàn thờ đã bị tháo gỡ xuống làm củi. Ngoài vườn, cây cối bị đốn ngã, cưa chẻ làm củi chụm bếp, sưởi ấm mùa đông. Tất cả tiêu điều ngay sau khi chủ nhà bị đuổi ra khỏi.

Trong thời gian CCRĐ, đám bần cố nông cốt cán vung tay lộng hành, vu vạ, trấn áp, cướp của giết người vô tội vạ. Người đi chợ mang bán ít trái cam trái bưởi, vài ký đậu, kí lạc, lỡ gặp đám “cốt cán” là bị gán cho tội “phân tán tài sản” bị tịch thu, cướp đoạt. Bà Thái Thị Trường, vợ một đại úy bộ đội, lúc ấy đang công tác ở Liên Xô, ở nhà bố mẹ bị quy địa chủ, bố vợ chết trong tù, tài sản bị tịch thu. Bà Trường phải chạy chợ, mua từ chợ này bán ở chợ kia kiếm gạo nuôi con. Một hôm bị một cốt cán tên Tý đón đường lục xét lấy hết cả gánh hàng: đậu, bắp, môn khoai và nhiều thứ khác đem về trụ sở Ủy Ban, bảo về xin giấy địa phương chứng nhận, sẽ được trả lại. Hôm sau bà Trường mang giấy chứng nhận tới thì được trả lời “tang vật đã chuyển lên cấp trên!”. Bà Trường gạt nước mắt ra về! Chồng bà Trường sau 1975 là Đại tá làm việc tại QK7. Những “cốt cán” kia đã mồ xanh cỏ từ nhiều năm trước!

Năm 2010, bà Trường được một người cháu gọi bằng dì ruột làm thư mời, bảo lãnh sang Mỹ thăm gia đình cháu tại Boston, Massechussette, trong nhà có quyển Nửa Thế Kỷ VN (ấn bản lần thứ hai), bà đọc quyển sách này, khi đọc đến chi tiết nói về cảnh ngộ của bà thời CCRĐ, đứa cháu cho tôi biết "dì khóc nức nở như đứa trẻ".

Một trường hợp “chết người” khác tiêu biểu trong muôn một những tai ách mà con cháu, gia đình địa chủ phải hứng chịu trong thời kỳ đó: gia đình ông bà Trần Thựu xã Phú Gia, ông tự tử chết chưa quá một trăm ngày, một hôm đứa cháu nội bảy tuổi sang nhà hàng xóm chơi, đám trẻ xúm nhau gọt mía ăn. Đứa con hàng xóm bị đứt tay chảy máu, òa lên khóc. Cha mẹ đứa bé và hàng xóm chạy đến, trong số có Phan Châu, cán bộ cốt cán cho là địa chủ xúi cháu mình chém con nông dân để trả thù. Y ra lệnh bắt bà Thựu giam giữ hành hạ suốt nhiều ngày đêm. Bà Thựu trên 70 tuổi uất nghẹn vì oan ức, trốn ra mồ chồng treo cổ chết.

Vì những hành vi man rợ giữa những người trong cùng chòm xóm không xa lạ gì nhau, đã hãm hại, triệt hạ người khác, nên “Ban sửa sai” đã rất khó khăn trong việc tổ chức những buổi hội họp. Nhiều vụ lộn xộn xẩy ra. Nhiều cảnh xô xát, hoặc hăm dọa thanh toán các cán bộ cốt cán rễ chuỗi để trả thù. Nhiều cuộc họp bất thành, xung đột xẩy ra nhiều nơi giữa cốt cán rễ chuỗi trong CCRĐ và con cái, gia đình những địa chủ uất ức vì người cha bị tử hình hoặc chết trong tù.

Tại vùng Loan Dạ, con cái bà Ngô Hệ vác dao đến chỗ họp rượt chém, đuổi về tận nhà những người trước đó đấu tố, xử tử chồng bà. Các cán bộ rễ chuỗi phải lẩn trốn, không dám xuất hiện. Ban sửa sai đã phải vận dụng mọi cách, đến nhà an ủi, khuyến dụ Bà Ngô Hệ, trả lại thành phần Trung nông, trả lại nhà và vườn, trên nguyên tắc, được tham gia mọi sinh hoạt bình đẳng với nông dân. Các phiên họp sau đó mới tổ chức được yên ổn.

Kết quả sửa sai tại xã Phú Gia, con số trên 20 địa chủ, từ: một án tử hình, một án 20 năm, bốn án 18 năm và các án 5 năm tù, đến các án tịch thu tài sản trong CCRĐ được sửa lại:

- Một địa chủ kháng chiến
- Một địa chủ có công với cách mạng

- Những địa chủ bị quy sai khác được trả lại thành phần Phú nông hoặc Trung nông. [“Phú Gia - Lịch Sử Sự Tích” – sđd].

MIỆT TH Ị VÀ TƯỚC ĐOẠT MỌI QUYỀN SỐNG TỐI THIỂU

Trong CCRĐ, không những bản thân địa chủ bị miệt thị ghê tởm hơn cả súc vật, con cháu địa chủ cũng bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị tước đoạt mọi quyền sống tối thiểu, kể cả quyền tự do luyến ái, tự do hôn nhân.

Trường hợp Nhà thơ Hữu Loan, sau CCRĐ về thăm một gia đình địa chủ từng nuôi đại đội lính do ông chỉ huy, gặp người con gái của gia đình địa chủ này sống vất vưởng, không nơi nuơng tựa, hàng ngày ra đồng mót lúa, mót khoai sinh sống. Nhà thơ đã đưa cô gái về giúp đỡ, bảo bọc. Về sau cưới làm vợ.

Trong CCRĐ, theo chủ trương của đảng, những "công tử", "tiểu thư" ngày nào của các gia đình địa chủ đều bị xã hội hất hủi, đuổi xua, xa lánh. Con trai không thể lấy vợ, con gái không thể lấy chồng là người mình yêu thương.
 
Nhà thơ Tạ Hữu Thiện có một bài thơ đăng trên Nhân Văn, Giai Phẩm. Bài thơ "hiền hòa", diễn tả tâm sự của một chàng
tuổi trẻ "đi tìm tình yêu", với những ẩn dụ để phản đối chính sách kỳ thị giai cấp trong yêu đương. Bài thơ tôi đọc được năm 1958, còn nhớ được một phần như sau:

Ai lớn lên không từng yêu đương/ Ai biết yêu không từng hò hẹn/ Việc ấy lẽ thường/ Tôi đã từng yêu từng chán nản/ Chưa bao giờ thấy nguội con tim/ Chưa bao giờ thỏa mãn/ Khao khát em tôi vẫn gắng công tìm/Thật thà/ tôi chẳng biết cân nhắc thành phần/ Cũng chẳng dại làm điều vô ích/ Ra mình kén cá chọn canh/ Vì tình yêu đời đời đâu có phải/ Là bốn bài trừ cộng chia nhân...

Tác giả xác nhận đang yêu, yêu tha thiết, dù bị cấm cản vẫn theo đuổi mối tình đã chọn lựa, vẫn "khao khát" yêu thương và vẫn quyết tìm đến với người yêu. Đoạn cuối của bài thơ, tác giả khẳng định bất chấp chính sách phân biệt đối xử thành phần, không chấp nhận sự cấm đoán cuộc hôn nhân đôi lứa.

Hai câu cuối "Vì tình yêu đời đời đâu có phải / Là bốn bài trừ cộng chia nhân", ý nói tình yêu muôn đời không có tính toán chi li. Nhưng ẩn dụ tác giả muốn nhắn nhủ, rằng - tình yêu đâu phải là vũ khí diệt cộng (trừ cộng).  Tác giả Tạ Hữu Thiện ít làm thơ, nhưng đây một trong những bài thơ trên Nhân Văn, Giai phẩm, bên cạnh thơ Trần Dần, Phùng Quán mà tôi tâm đắc.


NHỮNG THỐNG KÊ
SỐ NGƯỜI BỊ HÀNH QUYẾT

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường trong bài diễn văn đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng Mười 1956, cho rằng cuộc Cải Cách Ruộng Đất được thực hiện với hương châm "thà giếtoan 10 người còn hơn để sót một địch"; phương châm này đi ngược lại với quy tắc cơ bản của pháp luật "thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan". Tất cả những nguyên tắc pháp lý ở một xã hội văn minh, dân chủ đã không được áp dụng khi kết tội và xét xử trong CCRĐ cũng như dưới thể chế cộng sản từ năm 1956 đến nay. Số lượng người bị giết trong Cải Cách Ruộng Đất không thể thống kê chính xác và còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, đã có những con số được thảo luận và đồng ý do các nhân chứng, các nhà nghiên cứu, kể cả các tài liệu do chính đảng cộng sản đưa ra.

Theo nhật báo “Nhân Dân” của CSVN ngày 20/7/1955, sau 6 đợt cải cách ruộng đất có 10.303.004 (mười triệu ba trăm lẻ ba ngàn không trăm lẻ bốn) nạn nhân. Nếu tính nạn nhân là bản thân địa chủ bao gồm cả gia đình và con cháu thì con số 10 triệu 300 ngàn này là khá chính xác.

Theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945 - 2000” do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, số người bị đấu tố lên đến 172.008 người, và sau giai đoạn sửa sai xác định trong tổng số đó có đến 132.266 người bị oan.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ sau khi tiếp xúc với các nhân chứng và cán bộ CCRĐ cho biết con số nạn nhân lên tới khoảng 750.000 người (Phim tài liệu Cải Cách Ruộng Đất:
https://www.youtube.com/watch?v=GDIBQAqBMEM (Preview)


Con số 172.008 địa chủ bị đấu tố, hành quyết cũng được ghi nhận trong bài “Land Reform in Vietnam” (Wikipedia, the Encyclopedia): http://en.wikipedia.org/wiki/Class_enemies
[Xem Phụ Lục 1 “Land Reform in Vietnam” trang 519]



No comments:

Post a Comment