Chủ nghĩa Xã hội khoa học theo lý thuyết Mác
xít lấy cái Tôi khách thể, cái Tôi xã hội, cưỡng chế hay phủ nhận hai cái
Tôi kia, mong đưa đến một cơ cấu xã hội không còn áp bức, bóc lột để con người
tiến đến tự do ‘tự tạo chính mình’ (création de soi par soi) nhưng rồi lại biến
cái Tôi Xã hội thành thần tượng, giết chết hai cái Tôi kia, đồng thời đưa dẫn
con người vào hoang liêu băng giá, con người thành tên nô lệ khổ sai, giẫy dụa
trong gông cùm của chế độ xã hội; loài người không tiến bộ văn minh mà thụt lùi
về trạng thái mông muội cổ sơ.
Chủ nghĩa xã hội phản ứng lại chủ nghĩa cá nhân nơi
các xã hội tư bản, bài bác chủ nghĩa tự do về kinh tế và xem chủ trương tự do
về chính trị gây nên áp bức, bóc lột, tước bỏ tự do của con người, nhất là
thành phần công nhân, nông dân, thành phần vô sản được xem là thành phần chủ
yếu của tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội lúc đầu quá nhiều tính cách lý tưởng
chủ trương nền ‘kinh tế cộng hữu’, thể chế ‘vô chính phủ’, hủy bỏ tự do cạnh tranh
trước tiên về mặt kinh tế. Những nhà lý thuyết đầy tính không tưởng nầy, có thể
kể:
Saint Simon, Fourrier, nhất là Proudhon với câu nói bất hủ: ‘Tư hữu là
ăn cắp’ (la
propriété, c’est le vol). Từ chủ nghĩa không tưởng đó, hình thành ‘chủ nghĩa
xã hội khoa học’ của Karl Marx và F. Engels, qua ‘duy vật lịch sử’ và ‘duy vật
biện chứng’ chủ
trương ‘đấu tranh giai cấp’, thiết lập ‘Nhà nước chuyên chính vô sản’ tập thể hóa hết mọi tài
sản, công cụ, phương tiện, tư liệu sản xuất để tiến tới hủy bỏ Nhà nước, hủy bỏ
giai cấp, thiết lập chế độ Cộng sản phát triển. 
No comments:
Post a Comment